Buổi tối, tôi giúp con trai làm bài tập toán. Bất ngờ tôi phát hiện bài kiểm tra của con bị điểm kém, trong đó thầy giáo phê con chưa hiểu đề bài.

Lướt xuống phần câu hỏi, tôi nhận thấy có nhiều phần con bị gạch đỏ. Chẳng hạn, một phép tính đơn giản là "3,6+1,4= 5", con làm hoàn toàn đúng nhưng thầy giáo lại không cho điểm.

Tôi tức tối gọi chồng vào hội ý, không thể ngờ rằng chồng tôi lại chỉ cười và ủng hộ thầy giáo. Chẳng có lẽ, một bài toán tiểu học đơn giản như vậy mà tôi lại làm sai, tôi nghi ngờ thầy giáo đang cố tình trù ẻo con mình.

photo-1-1720844380207611918114.jpg

Vì vậy, tôi liền lấy điện thoại rồi gọi cho thầy để chất vấn. Song, đến khi cúp điện thoại, mặt tôi đỏ lên vì xấu hổ. Thầy giáo giải thích:

"Gần đây các em học sinh đang học ý nghĩa của dấu thập phân. Đáp án đúng phải là 5,0 chứ không phải 5. Mặc dù giá trị số giống nhau nhưng ý nghĩa thì khác nhau. Chẳng hạn 5 thì chỉ là 5, nhưng 5,0 thì có thể là 5,01....

Đối với những bài này, tôi không trừ điểm học sinh, mà chỉ muốn nhấn mạnh để các em thấu hiểu hơn vào bài học".

Qua đây, tôi cũng tự rút ra cho mình bài học cần phải bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề khi tham gia học cùng con.

1. Không vội la mắng, cáu giận

Con sai không quan trọng, quan trọng là con phải biết mình đã sai ở đâu? Có nắm bắt được kiến thức? Chỉ bằng cách tìm ra bản chất của vấn đề, chúng ta mới có thể ngăn trẻ không phạm sai lầm vào lần sau.

2. Cùng con tìm ra câu trả lời

Ví dụ như câu hỏi toán nêu trên, tôi tin nhiều người cho rằng đáp án là 5. Sau đó, bạn nên cùng con tìm ra câu trả lời. Nhiều khi kiến thức của các câu hỏi đều lấy từ sách giáo khoa. Thực ra, tôi chỉ cần lật qua sách giáo khoa của trẻ và xem lại những kiến thức mà tôi đã học là có thể đoán được đây là bài toán về dấu thập phân.

3. Không nói xấu thầy cô

Nếu cha mẹ phàn nàn trước mặt con cái về giáo viên như "trình độ của cô quá kém"; "thầy giáo thiên vị không công bằng",...điều này sẽ in sâu vào tâm trí của trẻ khiến trẻ không còn kính trọng thầy cô, luôn cho mình đúng và không biết nhận lỗi khi làm sai.

Sau khi câu chuyện về bài toán này được đăng tải trên MXH, nhiều người cho rằng đề bài như vậy là chưa chặt chẽ, hơn nữa thầy giáo đang quá máy móc và khắt khe với học sinh. Bên cạnh đó, nhiều người khác lại cho rằng đây là bài toán giúp trẻ tư duy logic hơn và mong các em cần tỉnh táo mỗi khi đọc đề, tránh sau này đi thi bị đánh lạc hướng.

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022