quote-template-1-1724138343801569541428-1724216407407-1724216408420121224556.png

Dưới đây là phần trao đổi giữa host Đăng Việt và chuyên gia Đoàn Anh Dũng về chủ đề: "Tập trung vào MPV, GAC đúng hay sai?"

GAC có một chiến lược rõ ràng khi vào Việt Nam là đưa tới 2 sản phẩm đầu bảng là GS8 dùng khung gầm Toyota Land Cruiser Prado và M8 dùng khung gầm Toyota Alphard. Anh Dũng đánh giá thế nào về điều này?

Hai sản phẩm GAC mang vào Việt Nam đều là những sản phẩm đầu bảng. Các hãng xe Trung Quốc luôn muốn đem những gì tinh túy nhất vào Việt Nam. Bởi chúng ta dù là một thị trường không quá lớn nhưng lại rất khó tính.

Tuy nhiên, giá bán những sản phẩm đó sẽ khó tiếp cận người tiêu dùng. Ngay cả với những sản phẩm xe sang có giá trị cao cũng có sự so sánh với nhau. Một mẫu xe đến từ Trung Quốc chưa cần giá cao cũng sẽ bị hoài nghi về chất lượng. Vì thế, tôi đánh giá sẽ rất khó để một người ra quyết định mua xe Trung Quốc mà giá cao.

quote-template-2-17241388126071168207055-1724216409182-17242164095391376673384.png

Vậy anh sẽ tranh luận thế nào với những người cho rằng: GAC cần mang những gì tinh túy nhất để chào sân khách hàng Việt, qua đó chứng minh rằng hãng có rất nhiều điều đáng chú ý. Ví dụ như VinFast giới thiệu Lux A và Lux SA trước khi giới thiệu chủ lực Fadil?

Theo tôi, chiến lược này có những lợi thế, nhưng vẫn có những điều chưa tốt.

Tôi hoàn toàn đồng ý với lợi thế đầu tiên mà anh Việt vừa nêu ra. GAC đưa về những sản phẩm tốt thì sẽ có được những nhìn nhận tốt từ khách hàng.

Tuy nhiên, về góc độ làm thương hiệu, có thể thấy rằng số lượng khách hàng tiếp cận được với những mẫu xe này không nhiều.

Với những khách hàng đại chúng, đang có ngân sách 500-700 triệu, họ không có nhu cầu tìm hiểu hay trải nghiệm những mẫu xe như GAC vừa giới thiệu. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, nếu có trải nghiệm với các mẫu xe này thì sau đó khách hàng cũng sẽ không lưu tâm nhiều. Họ chỉ dừng lại ở việc biết đến mẫu xe đó, chứ nếu có tiền để đổi một chiếc xe đắt tiền hơn thì chưa chắc họ nhớ về trải nghiệm lúc trước.

quote-template-3-17241388126311290693942-1724216410395-1724216410523420964393.png

Tại thị trường Việt Nam, GAC nói rằng sẽ tập trung vào các mẫu xe MPV. Tháng 10 tới, hãng sẽ giới thiệu chiếc M6 Pro tại Vietnam Motor Show 2024, định vị cạnh tranh với Toyota Innova Cross. Vậy cơ hội nào cho GAC M6 Pro, thưa anh?

Như mọi mẫu xe khác, GAC M6 Pro khi tham gia vào thị trường Việt Nam cũng sẽ có ưu và nhược điểm.

Vấn đề đầu tiên, ưu điểm ở đây là phân khúc MPV 1-2 tỷ đồng đang cực kỳ “nóng”, điển hình là chiếc VW Viloran. Mặc dù có những hoài nghi đây là xe xuất xứ từ Trung Quốc hay ở châu Âu cũng chỉ là xe phổ thông, nhưng rõ ràng Viloran đang có một tập khách hàng nhất định và ghi nhận doanh số tốt.

Vậy nên, tôi tin GAC M6 Pro cũng sẽ có chỗ đứng nhất định. Tuy nhiên, để giành được “chỗ đứng” đó, M6 Pro phải có được những ưu điểm vượt trội hơn so với Kia Carnival. Đây là mẫu xe đang tỏ ra vượt trội trong phân khúc MPV tầm 1-1,2 tỷ đồng.

quote-template-4-17241388126571815159048-1724216411279-1724216411435715745133.png

Đối với Toyota Innova Cross, tôi cho rằng đây không phải là đối thủ của một mẫu MPV như GAC M6 Pro. Bởi vì đây không phải là một mẫu MPV cửa lùa. Tôi được biết, nhiều khách hàng mua xe MPV cửa lùa vì không gian xe thoáng và việc ra vào dễ dàng hơn. Còn Innova Cross vẫn sử dụng cửa mở truyền thống, không mang đến phong cách của một chiếc MPV gia đình thực thụ cũng như công năng không phù hợp. Cuối cùng, khoảng sáng gầm xe lớn nên việc ra vào xe có đôi phần khó khăn hơn.

Vì thế, nếu đặt lên bàn cân với Toyota Innova Cross thì GAC M6 Pro có ưu thế hơn.

Theo anh, mức giá của GAC M6 Pro nên là bao nhiêu để có thể tạo ra doanh số tốt?

Về mặt công năng, nếu so sánh giữa các mẫu MPV cửa lùa, GAC M6 Pro với kích thước như công bố, cộng với những trang bị vượt trội hơn đa số các mẫu xe trên thị trường, ví dụ Kia Carnival, thì hoàn toàn có thể định giá trên Kia Carnival.

Về thị trường xe, phân khúc MPV đang có sự phân hóa rõ ràng nên rất dễ để GAC định vị sản phẩm của mình. Hiện nay, nếu không tính những phiên bản đặc biệt hay quá cao cấp thì Kia Carnival chủ yếu bán các phiên bản có mức giá khoảng 1-1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, VW Viloran có giá bán khoảng 1,8-2 tỷ đồng. Vì thế, tôi nghĩ rằng GAC M6 Pro có thể chen vào giữa, định giá ở mức 1,5-1,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là GAC M6 Pro nếu đưa ra mức giá này thì cần có một trang bị vượt trội hơn hẳn Kia Carnival, thậm chí nhỉnh hơn VW Viloran thì tôi nghĩ hoàn toàn có sở để tiếp cận được khách hàng.

quote-template-5-17241388126661620982717-1724216411978-1724216412103543280322.png

GAC nói rằng trước mắt sẽ nhập khẩu xe từ Trung Quốc, sau đó chuyển qua nhập khẩu từ Malaysia trước khi lắp ráp xe tại Việt Nam. Anh đánh giá như thế nào về cách làm này của GAC cũng như Tanchong?

Tôi nghĩ rằng đây là cách làm hợp lý và tin rằng GAC đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường cũng như về việc nhập khẩu xe. Trước đó cũng có nhiều hãng xe từng làm như vậy, ví dụ như MG ban đầu nhập xe từ Trung Quốc rồi chuyển qua nhập xe từ Thái Lan.

Nhưng việc hãng tính toán hưởng lợi thuế từ khu vực ASEAN chỉ là một chuyện.

Tôi nghĩ rằng người dùng quan tâm hơn về việc các linh kiện được nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á. Các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan có khí hậu tương đương Việt Nam, nên các linh kiện sẽ dễ phù hợp hơn.

Thực tế cho thấy là nhiều xe nhập khẩu từ Mỹ hay châu Âu chưa được “nhiệt đới hóa” đã gặp những vấn đề trong quá trình sử dụng do thời tiết không phù hợp. Vì thế, việc nhập xe từ thị trường Đông Nam Á sẽ giúp khách hàng có niềm tin hơn với GAC.

quote-template-6-1724138812672913277554-1724216412655-1724216412987143840547.png

Vậy anh đánh giá thế nào về việc GAC chọn đối tác Tanchong để phân phối và tiến tới lắp ráp xe tại Việt Nam?

Với câu hỏi này, tôi sẽ chỉ chia sẻ quan điểm của cá nhân.

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy Tanchong là một nhà phân phối “mát tay”. MG cũng là một thương hiệu Trung Quốc, được Tanchong mang về Việt Nam, và đã có những thành công nhất định khi có doanh số khá tốt trong thời gian vừa qua.

Về “khẩu vị” kinh doanh, Tanchong rất thích những hãng xe hoàn toàn mới như GAC. Họ thích cách làm từ đầu, tiếp cận thị trường, “educate” khách hàng và rất nhiều việc khác. Cuối cùng, Tanchong luôn có mục tiêu lắp ráp một thương hiệu xe tại Việt Nam.

Vậy nên theo tôi, GAC chọn Tanchong hay Tanchong chọn GAC đều là một giải pháp phù hợp. Với việc Tanchong còn có kinh nghiệm phân phối rất nhiều sản phẩm từ Nhật Bản đến Trung Quốc, tôi tin rằng Tanchong sẽ có kinh nghiệm để đưa GAC có một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt.

quote-template-7-1724138812707976804341-1724216414215-1724216414451750096435.png

Xa hơn nữa, GAC nói rằng trong tương lai sẽ bổ sung thêm một mẫu SUV cỡ B tại Việt Nam. Theo nhãn quan của anh, việc bổ sung thêm một mẫu xe ở một phân khúc chật chội và nóng về doanh số như thế thì chiến lược của họ sẽ như thế nào?

Phân khúc gầm cao cỡ B dù là chật chội nhưng sẽ là phân khúc nóng trong thời gian tới và là phân khúc dễ ra tăng doanh số nhất cho rất là nhiều hãng không chỉ riêng GAC.

Hiện nay, tốc độ “ô tô hóa” ô tô hóa ở Việt Nam đang rất cao. Số lượng người sở hữu ô tô của Việt Nam ở trong khu vực đang chưa cao. Hiện nay nhiều gia đình đã có xe, nên những mẫu xe kích thước lớn như CUV-SUV 7 chỗ sẽ không phải là lựa chọn tối ưu. Vì thế, các mẫu xe gầm cao cỡ B đang là sự lựa chọn rất tối ưu cho thị trường Đông Nam A nói chung.

Vì thế, việc GAC nghiên cứu và chọn một mẫu xe gầm cao cỡ B vào thị trường Việt Nam sẽ là một cái hướng đi dù chật chội nhưng sẽ vẫn còn chỗ đứng. Quan trọng hơn, hãng cần một sản phẩm đủ tốt và giá thành dễ tiếp cận.

Cảm ơn anh vì những chia sẻ vừa rồi.

Chương trình Trên Ghế được phối hợp thực hiện bởi Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh & Công ty Cổ Phần VCCorp; đơn vị hợp tác thực hiện AutoPro; đơn vị khai thác thương mại AdWheel; đơn vị đồng hành Giovanni.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022