avatar1726415117953-17264151189991656324647-0-111-275-551-crop-172641521331021958401.jpgTin sáng 16/9: Tin mới nhất về những người mất tích vụ sạt lở ở Làng Nủ; Vì sao Hà Anh Tuấn ủng hộ 1 tỷ đồng nhưng không có trong sao kê?

GĐXH - Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, đến trưa 15/9, tổng số người mất tích đến nay còn 14, giảm 19 người so với số liệu công bố trước đó. Hà Anh Tuấn là cái tên được quan tâm sau khi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê số tiền các cá nhân và tổ chức ủng hộ đồng bào lũ lụt.

Hành khách bỏ quên ba lô chứa tài sản trị giá 150 triệu đồng ở sân bay

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, nhân viên an ninh Cảng Hàng không quốc tế (sân bay) Vinh vừa phát hiện và trao trả 2 ba lô chứa nhiều vàng, tiền mặt trị giá 150 triệu đồng do khách bỏ quên.

quen-tien-17264953707901037096012.jpg

Anh Nguyễn Tiến Dũng (áo phông trắng) vui mừng nhận lại 2 ba lô bỏ quên tại sân bay Vinh

Sự việc xảy ra vào khoảng 15h50 ngày 14/9, anh Trần Văn Đức, nhân viên an ninh sân bay Vinh trong lúc làm nhiệm vụ đã phát hiện tại sảnh nhà ga 2 ba lô không có người nhận.

Anh Đức đã nhanh chóng báo cáo sự việc với đội trưởng và phối hợp tiến hành kiểm tra theo quy trình xử lý hành lý không xác định được chủ.

Sau khi soi chiếu và không phát hiện bất thường, lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản hành lý bên trong có chứa vàng, tiền mặt, laptop, giấy tờ và một số tư trang khác.

Ngay lập tức, lực lượng an ninh đã liên hệ và trao trả toàn bộ tài sản tới hành khách. Nhận lại tài sản, anh Nguyễn Tiến Dũng cho biết: "Số tiền và giấy tờ trong ba lô ước tính khoảng 150 triệu. Đây là tài sản lớn với nhiều giấy tờ rất quan trọng đối với tôi. Nếu không có sự giúp đỡ của nhân viên an ninh hàng không, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn”, anh Dũng bày tỏ.

Hàng loạt học sinh bị ngộ độc nghi uống trà sữa 

Chiều 16/9, thông tin từ bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND phường Thống Nhất cho biết, có 21 học sinh lớp 7/1, Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP Pleiku, Gia Lai) bị đau bụng, chóng mặt, nôn ói sau khi uống trà sữa tại trường.

ton-duc-thang-17265021561972006256790.jpg

Trường THCS Tôn Đức Thắng, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: CTV

Theo đó, vào sáng 16/9, Ban đại diện phụ huynh lớp 7/1, Trường THCS Tôn Đức Thắng tổ chức Tết Trung thu cho 45 học sinh bằng hình thức mỗi học sinh một ly trà sữa.

Đến khoảng 9h30 cùng ngày, một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, chóng mặt. Ban giám hiệu nhà trường đã thông báo cho Trạm Y tế phường Thống Nhất đến kiểm tra, ghi nhận thông tin ban đầu.

Kết quả xác minh cho thấy, tổng số học sinh lớp 7/1 có mặt vào sáng 16/9 là 45/46 em. Có 34 em đã uống trà sữa và 11 em chưa uống. Trong số các em đã uống trà sữa, có 21 học sinh bị đau bụng, chóng mặt, nôn ói và 13 em chưa có biểu hiện gì.

Sau khi kiểm tra, thăm khám, một em phải chuyến đến Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để điều trị, 20 em còn lại được phụ huynh đón về nhà theo dõi.

Đến 14h10 cùng ngày, tình hình sức khỏe các học sinh cơ bản ổn định. Hiện chỉ còn một em vẫn có biểu hiện đau bụng, sốt nhẹ, đang tiếp tục theo dõi điều trị tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai.

Sau khi vụ việc xảy ra, UBND phường đã chỉ đạo Trạm y tế phường thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến sức khỏe các học sinh, đồng thời báo cáo trung tâm y tế thành phố lấy mẫu thực phẩm để điều tra, xác minh nguyên nhân vụ việc.

Được biết, số trà sữa nói trên được mua từ một tiệm chè, trà sữa ở phường Hội Thương, TP Pleiku.

Khởi tố kẻ đánh cháu bé 12 tuổi dã man tại sân chung cư ở Hà Nội 

Cơ quan điều tra Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam Nguyễn Tiến Đạt (SN 1990, trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai) về tội "Cố ý gây thương tích". 

khoi-to-1726502652820251353023.jpg

Hình ảnh camera ghi lại.

Nguyễn Tiến Đạt chính là đối tượng đánh cháu bé tên M. (12 tuổi) trước sảnh chung cư New Horizon, số 87 Lĩnh Nam, phường Mai Động, cách đây không lâu.

Cơ quan chức năng xác định, chiều 18/8, cháu M. chơi đá bóng cùng Đ. (11 tuổi) tại sân chung cư New Horizon. Sau khi xảy ra mâu thuẫn, xô đẩy nhau, Đ. bị tím trên mặt và về nhà kể lại cho Đạt (bố Đ.).

Bực tức, Đạt đi xe máy đưa Đ. ra sân chung cư và liên tục đấm, đá vào mặt cháu M. dẫn đến chảy máu. Lúc này, bảo vệ chung cư và người dân tới can ngăn nên Đạt chở con về.

Sự việc được đăng tải lên mạng xã hội gây bức xúc dư luận, đồng thời gia đình cháu M. cũng trình báo cơ quan công an để làm rõ.

Quá trình xác minh, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Viện Kiểm sát và các đơn vị liên quan đã vận động đối tượng ra trình diện. Đến ngày 28/8, Đạt mới đến cơ quan công an làm việc và khai nhận hành vi vi phạm của bản thân.

Theo cơ quan công an, vụ việc trên gây bức xúc dư luận, do đó, cơ quan điều tra sẽ làm rõ và xử lý nghiêm.

Hải Phòng cấm không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh sau bão số 3 

Sở GD&ĐT Hải Phòng vừa ban hành Văn bản số 2773/SGDĐT-KHTC tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024 -2025, trong đó cấm không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh sau bão số 3

img20240916202429-1726493461203874841143-1726503197216-1726503197636922858176.jpg

Sở GD&ĐT Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện CMHS lớp, trường sử dụng kinh phí để bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường. Ảnh minh họa.

Theo văn bản này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở thực hiện nghiêm các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025.

Cụ thể, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường tổ chức thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuyệt đối không sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cho các mục đích sau: “Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh, vệ sinh lớp học, vệ sinh trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường, hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường”.

Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng nhấn mạnh, trong điều kiện người dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ khác phải thực hiện đúng quy định của Thông tư số 16/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cùng với đó, các trường phải rà soát, nắm tình hình để kịp thời hỗ trợ, miễn, giảm các khoản thu đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giãn, hoãn thời gian thực hiện các khoản thu; không tổ chức thu gộp một lần đối với các khoản thu theo tháng, học kỳ; không tổ chức thu nhiều khoản trong cùng một thời điểm.

Các cơ sở giáo dục tư thục thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá dịch vụ. Tuyệt đối không tự ý, tùy tiện tăng mức thu học phí và các khoản thu khác. Đồng thời, tích cực, trách nhiệm trong thực hiện các chế độ hỗ trợ, miễn giảm đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Qua đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cũng đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước, tổ chức thanh tra, kiểm tra về thực hiện các các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn; không để xảy ra sai phạm, gây bức xúc trong dư luận; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý.

Hà Nội còn khoảng 30 nghìn người chưa được về nhà vì ngập lụt 

Dù mực nước trên các sông ở Hà Nội đã rút dần nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn 30 nghìn người đang phải sơ tán, chưa thể về nhà vì ngập lụt sau bão Yagi. 

chuong-my-17265017628571888900862.jpg

Nhiều người dân ở huyện Chương Mỹ chưa được về nhà vì ngập lụt. Ảnh: VNN

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, trong đợt mưa bão số 3 (bão Yagi), các quận, huyện, thị xã đã sơ tán hơn 78 nghìn người tránh bão, lụt. Đến nay, lũ trên sông Hồng, sông Đà và sông Đuống đã rút, do vậy, có hơn 48 nghìn người được trở về nơi ở cũ. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm có 5.489 người, quận Tây Hồ là 20 nghìn người, quận Hoàn Kiếm có 4.379 người, quận Long Biên có 1.055 người, quận Hai Bà Trưng có 1.198 người…

Tuy nhiên, tính đến 19h ngày 15/9, trên địa bàn TP Hà Nội còn khoảng 30 nghìn người đang phải sơ tán tránh ngập lụt. Trong đó, huyện Chương Mỹ còn 9.000 người, huyện Mỹ Đức 7.768 người, huyện Sóc Sơn 5.636 người, huyện Ứng Hòa 4.672 người, huyện Đông Anh 1.234 người, huyện Quốc Oai 1.129 người…

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, sở ngành triển khai khắc phục hậu quả thiên tai như: Dọn dẹp vệ sinh môi trường, chặt tỉa cây xanh gãy, đổ, công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ…

Bão Yagi và hoàn lưu của bão đã gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản trên địa bàn Hà Nội, làm hư hỏng cơ sở hạ tầng, đổ gãy hàng vạn cây xanh, gây ngập lụt, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Do đó, TP Hà Nội phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, với sự tham gia của lãnh đạo thành phố, các cơ quan, đoàn thể và đông đảo người dân.

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão 

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão.

bao-1726501476431368119444.jpg

Dự báo hướng đi của áp thấp nhiệt đới gần biển Đông. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Hồi 10h cùng ngày, áp thấp nhiệt đới có toạ độ 17,1 độ Vĩ Bắc, 124,4 độ Kinh Đông với sức gió cấp 6-7, giật cấp 9. Dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với vận tốc 15-20km/h, cường độ cấp 7, giật cấp 9 và có khả năng mạnh lên thành bão.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Vùng nguy hiểm trong 24h tới: Từ vĩ tuyến 15,0 - 19,0, phía Đông kinh tuyến 118,0 (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ những phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).

rau-1726298778212819890400-31-0-344-500-crop-17262988467841033915836.jpgTin sáng 15/9: Người đi chợ mừng vì giá rau xanh hạ nhiệt; mất biển số xe trong bão lũ xin cấp lại như thế nào?

GĐXH - Khảo sát tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội sau mấy ngày mưa ngập, giá rau xanh đã "hạ nhiệt", không còn hiện tượng thiếu hàng và tăng giá; bão lũ đã khiến nhiều phương tiện bị nước cuốn trôi mất biển số (biển kiểm soát), vậy chủ xe cần làm gì để được cấp lại biển?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022