Theo đó, trong phiên họp thường kỳ tháng 7/2024 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thống nhất để Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển vận tải biển quốc tế (ITID) đầu tư xây dựng 3 bến cập tàu. Trong đó, có 2 bến cho tàu đến 50.000 DWT và 1 bến cho tàu 100.000 DWT, với tổng chiều dài toàn bến 800m và hệ thống công trình phụ trợ như: đê chắn sóng dài 1.550m, cầu kết nối từ cầu dẫn ra bến, luồng tàu, khu quay trở và đậu tàu.

Như vậy, so với quy mô dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua chủ trương điều chỉnh vào tháng 2/2023, dự án sẽ có thêm 1 bến tàu, đê chắn sóng cũng kéo dài thêm và nâng cao năng lực của Cảng biển nước sâu Cửa Lò để có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải từ tối đa 50.000 DWT lên 100.000 DWT.

cang-bien-nuoc-sau-cua-lo-don-tau-trong-tai-100000-dwt-1722333443880827307572.jpeg

Cảng nước sâu Cửa Lò được điều chỉnh lên 3 bến với tổng mức đầu tư gần 7.325 tỷ đồng

Khu hậu phương cảng cũng được điều chỉnh tăng diện tích sử dụng đất từ 20ha lên 32ha để xây dựng các công trình như bãi container, khu CFS (trạm tập kết hàng hóa từ chủ hàng để đóng vào container), kho hàng, bãi hàng tổng hợp, bãi hàng rời, đường nội cảng, bãi đỗ xe, trạm nhiên liệu…

Đồng thời diện tích sử dụng mặt biển cho khu cảng nước sâu tăng từ 200ha lên 208,15ha để xây dựng các công trình cảng xa bờ gồm: bến cập tàu, đê chắn sóng, cầu kết nối cầu dẫn với bến cập tàu và khu quay trở và luồng hàng hải.

Tổng mức đầu tư trước đây của dự án là 3.896 tỉ đồng. Tuy nhiên, để điều chỉnh quy mô cảng, tổng vốn đầu tư của dự án Cảng biển nước sâu Cửa Lò cũng được nhà đầu tư điều chỉnh tăng lên 7.324,956 tỉ đồng, chia thành 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 (2024 - 2028) với gần 5.251 tỉ đồng sẽ đầu tư bến số 6, bến số 7 (50.000 DWT), xây dựng 1.200m đê chắn sóng, cầu kết nối số 1, luồng tàu và trợ giúp hàng hải, đường bãi, công trình kiến trúc và hạ tầng phục vụ đi kèm.

  • Hợp tác phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng cảng biển số

  • Việc người dân chặn xe vào cảng biển: Đối thoại, giải quyết dứt điểm các vướng mắc

Vốn đầu tư giai đoạn 2 (2029 - 2030) hơn 2.074 tỉ đồng sẽ đầu tư bến số 5 (100.000 DWT), xây dựng thêm 350m đê chắn sóng, cầu kết nối số 2, đường bãi, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi kèm.

Dự án được triển khai thuộc khu bến Bắc Cửa Lò, cảng biển Nghệ An tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, gắn với Khu Kinh tế Đông Nam để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và vùng phụ cận.

Nhà đầu tư đánh giá khi dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua khoảng 9,5 triệu tấn/năm; đóng góp ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm khoảng 100 tỷ đồng.

Cũng trong phiên họp thường kỳ tháng 7/2024 ngày 29/7 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Bia chứng tích Cống Hiệp Hòa, huyện Đô Lương.
edit-db2e8215da5933076a48-17062372652431587980551-1706237697082-17062377451021464774632-0-52-405-700-crop-1706237750535371861949.jpegHàng trăm xe đầu kéo ùn ứ nhiều ngày chờ tàu cập cảng

GĐXH - Biển động mạnh, tàu chưa thể cập cảng khiến hàng loạt xe đầu kéo chở kali, than đá phải nằm chờ dài ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022