Ngày 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), kêu gọi nhân dân cả nước phát huy mạnh mẽ "tình dân tộc, nghĩa đồng bào".

Chiều 11/9, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam cùng nhiều cơ quan trung ương..., Công đoàn Báo Sức khỏe và Đời sống đã tổ chức buổi phát động chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

e8efe1f6f56f52310b7e-17260444565201434985249-1726053098248-1726053103143250596664.jpg

Phó Tổng biên tập Nguyễn Chí Long phát biểu tại chương trình. Ảnh: Trần Minh

Các đồng chí Lãnh đạo Báo cùng đông đảo cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã tham dự buổi phát động. Gần 200 cán bộ, phóng viên của Báo đã tình nguyện đóng góp mỗi người ít nhất 1 ngày lương để góp phần chia sẻ những khó khăn của đồng bào vùng bão, lũ.

Sự ủng hộ của người lao động Báo Sức khoẻ và Đời sống góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung của toàn xã hội để chung tay giúp đỡ người dân các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là miền núi vượt qua giai đoạn gian khó.

09b0aea9ba301d6e4421-17260495882862091499954-1726053104690-1726053105023698169608.jpg

Ông Nguyễn Viết Minh - Chủ tịch Công đoàn Báo Sức khoẻ và Đời sống phát biểu hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

Theo thống kê chưa đầy đủ đến 13 giờ 30 phút ngày 11/9 đã có 296 người chết, mất tích (155 người chết, 141 người mất tích), tăng 4 người chết, mất tích (tại tỉnh Yên Bái) so với báo cáo lúc 11 giờ ngày 11/9. Đã ghi nhận hơn 10.000 ngôi nhà bị sập, đổ, tốc mái, hư hỏng nặng; gần 150.000 ha lúa và hoa màu bị ngập và dập nát, trên 1.000 cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị phá hủy.

Trên các địa bàn bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nhiều tuyến giao thông, trường học, sơ sở y tế, công trình công cộng bị hư hỏng nặng… Ước tính thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng.

Nhấn mạnh những thông tin trên tại buổi phát động, nhà báo Nguyễn Chí Long - Phó Tổng Biên tập Báo Sức khoẻ và Đời sống chia sẻ: "Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, cùng với truyền thống của Báo luôn tích cực trong công tác thiện nguyện suốt nhiều năm qua, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức chương trình, kêu gọi cán bộ của Báo ủng hộ tinh thần, vật chất giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ cùng vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống".

Phó Tổng Biên tập Nguyễn Chí Long cho biết, song song với chương trình ủng hộ của người lao động trong cơ quan Báo, Báo Sức khỏe và Đời sống tiếp tục kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát huy truyền thống "tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách" chung tay giúp sức đồng bào vượt qua hoạn nạn.

7fa92aa13e389966c029-17260497906811973685020-1726053106575-17260531095951554161745.jpgfdd5efaafb335c6d0522-1726049790674353867148-1726053111179-1726053115866929681748.jpg288ea98fbd161a484307-17260497906901252463980-1726053118512-17260531188231330639498.jpg2c48f451e0c847961ed9-1726049790685215875957-1726053126821-172605312742748928737.jpgfb73e362f7fb50a509ea-1726049884444657166162-1726053128826-17260531290641976271757.jpg

Cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Sức khoẻ và Đời sống quyên góp tối thiểu 1 ngày lương ủng hộ đồng bào vùng lũ. Ảnh: Trần Minh

Mưa bão đi qua để lại hậu quả nặng nề, rất nhiều người cần được hỗ trợ và giúp đỡ, Đảng và Nhà nước đã và sẽ dành nguồn lực để khôi phục cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tái sản xuất, đảm bảo đời sống của Nhân dân. Trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, phát huy truyền thống đoàn kết, thương người như thể thương thân, sự ủng hộ dù nhỏ của mỗi người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài đều vô cùng quý giá trong và sau bão lũ.

Mỗi sự đóng góp của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống lúc này không chỉ cấp thiết với người dân trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng mà còn ý nghĩa cho những ngày lũ qua đi, khi công cuộc tái thiết cuộc sống, sinh kế sau lũ càng vô cùng gian nan.

Báo Sức khỏe và Đời sống mong là cầu nối giữa các nhà hảo tâm với đồng bào vùng bão lũ để cùng vượt qua thời khắc khó khăn này.

Ngoài tiền mặt ủng hộ để mua lương thực, thực phẩm (theo hướng dẫn chi tiết ở dưới bài viết), người dân vùng lũ lúc này cũng rất cần nhà hảo tâm quyên góp các hàng hóa khác như thuốc thiết yếu, vật tư y tế, vệ sinh... Những vật phẩm này có thể gửi trực tiếp đến trụ sở Báo Sức khỏe và Đời sống.

Báo Sức khỏe & Đời sống sẽ công khai, minh bạch tất cả sự ủng hộ của quý độc giả trên các ấn phẩm của Báo.

Mọi thông tin đóng góp, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt - Mã số 954 xin vui lòng liên hệ qua các thông tin dưới đây:

- Trụ sở: 138A Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội và Tầng 11 tòa nhà Tổng cục Dân số, ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

- Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản: Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 113.000.000.282.

Nội dung chuyển khoản ghi: Ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt hoặc MS 954

- Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287.

Nội dung chuyển khoản ghi: Ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt hoặc MS 954

- Liên hệ: 0975839126 hoặc 0769282909

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP, ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC BỊ LŨ LỤT

1. Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech AS: Quyên góp 500 lọ vitamin (khoảng 300 triệu đồng) và 2000 chai dung dịch vệ sinh phụ nữ (khoảng 30 triệu đồng).

2. Công ty Dược phẩm Á Âu: 10.000.000

3. Nguyen Thi Huyen Nha Na Rot ủng hộ đồng bào miền Bắc: 5.000.000

4. 10/9/2024 NGUYEN THI THU HA: 500.000

5. 11/09/2024 TRAN NGOC HOA: 500.000

6. 11/9/2024 Do Thi Luyen: 500.000

7. 11/9/2024 Con Tran Tu Anh lớp 6: 500.000

8. 11/9/2024 Nguyen Thi Thu Ha: 500.000

9. 11/9/2024 NGUYEN THI DANG THUY: 500.000

10. 11/9/2024 Phan Hoang Nam: 100.000

(tiếp tục cập nhật)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022