anh-1-ha-nam-1726016278655-17260162802222033576562-0-66-492-853-crop-1726016495667372459732.jpgHà Nam: Di dời gần 600 hộ dân ven sông Hồng, sông Châu để tránh lũ

GĐXH - Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lý Nhân (Hà Nam), do ảnh hưởng của mưa lũ, nước trên sông Hồng, sông Châu lên cao, gây ngập lụt toàn bộ bãi sông Hồng ngoài đê bối Hồng Lý, Nhân Long, Nhân Hòa và một số vùng trũng giáp sông Châu.

Nhanh chóng di chuyển dân cư tại các vùng có nguy cơ ngập lụt cao

Trước tình hình mưa lũ diễn biến rất phức tạp, UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương kiểm tra và xử lý kịp thời các sự cố trên đê, kè, bối.

Tính đến thời điểm này, các địa phương đã di dời hơn 640/2.795 hộ dân cần di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong đó, có tới 40.419 con gia súc, gia cầm và 850 vật dụng, tài sản của Nhân dân. Tại các địa điểm sơ tán, đã chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm cho sinh hoạt của các hộ dân tránh lũ.

Theo ông Nguyễn Anh Chức - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Nam cho biết, tỉnh đã trú trọng công tác chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục theo dõi tình hình lũ lụt, xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra, tuyên truyền cho người dân chủ động phòng chống lũ lụt, kịp thời di chuyển đến vùng an toàn.

anh-3-17260643422451037539811.jpg

Công an tỉnh Hà Nam hỗ trợ người dân trong việc phòng tránh lũ lụt.

Thực hiện phương châm "4 tại chỗ"

Để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, các lực lượng chức năng khuyến cáo người dân tuân thủ thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và phòng chống lũ lụt. Lực lượng công an sẽ đảm bảo an ninh trên địa bàn, đặc biệt là tại các khu vực đã di dời để bảo vệ tài sản của người dân. 

Bên cạnh đó, lực lượng quân đội và công an hỗ trợ di chuyển tài sản khỏi vùng lũ và giúp bà con thu hoạch lúa.

Ngành y tế hướng dẫn phòng chống dịch bệnh và sẵn sàng cử cán bộ y tế tham gia hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cả trong thời gian lũ lụt và khi nước rút.

Các địa phương phải tập trung hướng dẫn và hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý ô nhiễm, phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ tái sản xuất khi nước lũ rút để nhanh chóng ổn định đời sống.

Đối với các khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ phối hợp với địa phương, Công ty Điện lực Hà Nam và Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp.

Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo thành lập 6 tổ công tác với 106 cán bộ công an cấp phòng và huy động trên 800 chiến sĩ công an chính quy cấp xã cùng 1.600 thành viên lực lượng bảo đảm an ninh trật tự.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động 228 đồng chí thường trực, 978 dân quân, 8 xe ô tô và 1 xuồng ST660 để hỗ trợ ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Thanh Liêm và Lý Nhân.

avatar1726059939862-17260599424701255600384.jpgPhạt 2 người không chấp hành lệnh di dời tránh lũ

2 công dân cố tình không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai của cơ quan có thẩm quyền, bỏ trốn, không chịu di dời vào bờ tránh lũ

avatar1726054882372-17260548868251002078378.jpgChung cư ở Hà Nội hối hả tích trữ bao cát, dựng vách chống ngập hầm

Nhiều chung cư ở Hà Nội đã chủ động lắp đặt hệ thống chống tràn, tích trữ sẵn sàng nhiều bao cát để chống ngập hầm trước tình hình mưa lũ, ngập lụt diễn biến phức tạp.

avatar1726053098386-17260531030921916544282.jpgCán bộ, phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Sự chung tay của người lao động Báo Sức khoẻ và Đời sống góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung của toàn xã hội để giúp đỡ người dân các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là miền núi vượt qua giai đoạn gian khó.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022