Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng tăng và số ca được chẩn đoán sớm cũng ở mức thấp. Nhiều người nghĩ rằng ung thư xảy ra đột ngột và không thể phòng ngừa được, nhưng trên thực tế, quan điểm này rất phiến diện.

96846c5a-2e0e-478b-b9c7-7a07e1887ace-17260368000501511818778.jpg

Trong giai đoạn tiền ung thư, cơ thể bệnh nhân đã phát triển một số triệu chứng. Nếu bạn có thể nắm bắt và ghi nhớ những "lá cờ đỏ" này và đi khám kịp thời thì cơ hội điều trị khỏi bệnh sẽ cao, kéo dài cuộc sống của mình hơn.

Bệnh ung thư nào cũng có nguyên do

Giáo sư Shen Zan của Khoa Ung thư Nội khoa tại một bệnh viện ở Thượng Hải (Trung Quốc), người đã có kinh nghiệm lâm sàng phong phú và những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực ung thư, đặc biệt là nghiên cứu về đặc tính khối u, cho biết, bệnh ung thư đều có nguyên nhân. Giáo sư Shen Zan đã chỉ ra rõ ràng rằng trong hệ thống phân loại nghiêm ngặt của y học, các khối u được chia rõ ràng thành các nhóm lành tính và ác tính. Sự phân chia này có ý nghĩa sống còn đối với việc xây dựng các chiến lược điều trị và đánh giá tiên lượng.

23b6ccc93c384fd8957b07984be936ac-17260368945751472139231.jpeg

Ảnh minh họa

Về nguyên nhân gây ung thư, Giáo sư Shen Zan tin rằng sự xuất hiện của ung thư thường là do kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong đó ba nguyên nhân quan trọng nhất có thể được quy cho là: Lối sống, yếu tố môi trường và di truyền.

Ung thư là một căn bệnh đe dọa tính mạng của người bệnh. Đôi khi, cơ thể có thể đã bị ung thư, nhưng nhiều người không biết và khi bệnh tiến triển thì các triệu chứng đã nặng, khó có thể đảo ngược.

Do đó, đối với con người, nếu muốn tránh xa ung thư, chúng ta phải luôn chú ý đến những thay đổi của bản thân, kể cả những dấu hiệu tưởng chừng quá đỗi bình thường.

Nếu gặp 5 khó chịu khi ăn, có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư

Tiểu Phong là một kế toán bình thường sống ở Trung Quốc. Bận rộn đối chiếu và tất toán tài khoản vào các ngày trong tuần, anh phải chịu rất nhiều áp lực. Cuộc sống của anh gần như "ngập" trong công việc, dẫn đến những bữa ăn không đều đặn và ăn "nhanh như một chiếc xe đua".

Gần đây, Tiểu Phong cảm thấy cơ thể mình ngày càng có nhiều khác lạ, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Mặc dù luôn cảm thấy khó chịu sau khi ăn nhưng anh cho rằng là do áp lực công việc và mệt mỏi quá mức gây ra. Khi chia sẻ những điều này với một bác sĩ, anh không ngờ sắc mặt của bác sĩ thay đổi hẳn. Bác sĩ nói một cách nghiêm túc rằng đây có thể là cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là ung thư và khuyên anh nên đi khám tổng thể.

b774d86c7105468cb09f0085c9523723-1726036837784310878608.jpeg

Ảnh minh họa

Vậy những triệu chứng nào xảy ra trong và sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Đầu tiên, khó nuốt trong khi ăn

Thực quản là ống nối giữa họng và dạ dày. Đối với cơ thể con người, thực quản không có vai trò tiêu hóa thức ăn, nhưng nó rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu có vấn đề với thực quản, kết quả trực tiếp là thức ăn không thể đến dạ dày, do đó hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả.

Thứ hai, buồn nôn và nôn khi ăn

Nói chung, cơ thể con người hiếm khi có triệu chứng buồn nôn và nôn sau khi ăn, trừ khi đó là ngộ độc thực phẩm, hoặc ốm nghén. Trong trường hợp bình thường, nếu thường bị buồn nôn và nôn, thì cần phải cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư đang đến cửa.

Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư tuyến tụy sẽ có mức độ nôn mửa sau ăn khác nhau trong giai đoạn đầu. Nếu có vấn đề với não, buồn nôn và nôn cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân chính là do có một khối u ác tính trong não sẽ dẫn đến tăng huyết áp nội sọ, rất dễ gây nôn mửa.

7966d10a86634ed58680c6dcb6bfe97e-1726036603352112333557.jpeg

Ảnh minh họa

Thứ ba, đầy hơi sau khi ăn

Trong cuộc sống, một số người thường bị đầy hơi sau khi ăn. Nhiều người nghĩ rằng điều này là do ăn quá nhiều tinh bột, khiến cơ thể sản sinh ra một lượng khí lớn, nhưng nếu mọi người thấy sau khi ăn thường bị đầy hơi mà không thể giải thích được thì cần cảnh giác.

Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư đang đến cửa. Tốt nhất, nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra đường tiêu hóa, vì nói chung sau khi ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư gan và các bệnh ung thư khác đến cửa, bệnh nhân cũng dễ bị đầy hơi ở các mức độ khác nhau sau bữa ăn.

Thứ tư, đau bụng trong khi ăn

Đau nên là tín hiệu cảnh báo trực tiếp và rõ ràng nhất từ ung thư, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng và các khối u ác tính khác. Đau bụng bất thường có thể xảy ra ngay khi bắt đầu ăn. Cơn đau có thể không rõ ràng, thời gian trôi qua, cơn đau ngày càng dữ dội hơn, thậm chí phát triển đến mức không thể ăn tiếp. Nếu như vậy thì đừng trì hoãn nữa, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

0c78cedae2d94d21b952ec1c84d0d6a8-1726037008824384727599.jpeg

Thứ năm, cảm giác chán ăn

Ngay cả những thực phẩm ngon nhất cũng khiến bạn cảm thấy không ngon miệng thì phải cảnh giác với bệnh ung thư. Các độc tố do ung thư tiết ra có thể ngăn chặn sự thèm ăn. Một số khối u ác tính nằm trong hệ thống tiêu hóa thường cản trở việc tiết dịch tiêu hóa và enzyme tiêu hóa, cũng có thể dẫn đến chán ăn bất thường.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022