z582079193192825d27b349988d3722c00968faf2ded1e-17260591089211007978048.jpg

Chiều 11/9/2024, theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, hàng trăm hộ dân tại khu vực xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định chìm trong "biển nước" do ảnh hưởng từ bão số 3.

z5820791884592ba53e7ed377519ee93048d4b42133f53-17260591087452023977858.jpg

Mực nước sông Đáy dâng cao sát mặt đường đê.

z5820791892253fcad55c9b688d815fd0d819ba21c3a6d-17260591087621146194143.jpg

Theo đại diện UBND huyện Ý Yên cho biết, toàn huyện này có 02 tuyến đê sông cấp II quan trọng là đê Tả Đáy và đê Hữu Đào, tổng chiều dài gần 40km và hơn 32km đê bối, đê bao với nhiều công trình, nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động và khoảng 3.430 hộ dân với 20.782 nhân khẩu sinh sống vùng ngoài đê (trong bối và bờ bao sản xuất).

z5820791904380aee65d91958f0b2152932e9b7004495c-17260591088272133403932.jpg

Một số tuyến đê có dân cư sinh sống vùng ngoài đê như các xã như: Yên Trị có khoảng 12.000 nhân khẩu; Yên Đồng khoảng 900 nhân khẩu; Yên Nhân khoảng 686 nhân khẩu; Yên Lộc khoảng 1.413 nhân khẩu; Yên Phúc khoảng 3.945 nhân khẩu. Trong vùng bờ bao sản xuất như: Trại Mễ, xã Yên Khang với 382 nhân khẩu; Ninh Mật, xã Hồng Quang với 1456 nhân khẩu...

z5820791896415248aad256047fe2b850c431d4f1dc998-1726059108789228046886.jpg

Ghi nhận của PV, nhiều nhà dân bị ngập nước sâu, có nhà chỉ hiện mái.

z5820791926316a056c8bd655ba9526c67123ad33589d4-1726059108904750711904.jpg

Người dân địa phương cho biết, từ ngày 10/9 các hộ dân nằm ở ngoài đê (nơi dễ ngập) đã được di dời đến khu an toàn.

z582079188146214ce3b4a506bb28c1fb7ce3ac6517b39-17260591087321030619031.jpg

Ông Minh (60 tuổi) ở thôn Ninh Mật, xã Yên Bằng cho biết, từ lúc sinh ra đây là lần đầu tiên ông chứng kiến lũ to và nước dâng cao như thế.

z582079203938042015e0b6a560af47372829f978d3644-1726059109072597001929.jpg

Hình ảnh nhà dân ở xã Yên Bằng bị ngập sâu trong nước lũ nhìn từ từ trên cao.

z5820791920705811d935ca0c5fdc95c892e8d50facf75-1726059108878246757658.jpgz58207920654199b4b6b567120a7cdcea011b0df779888-1726059109288656905842.jpgz58207920634944c22d4db0bc994e65255f30d615c3f00-17260591092771244642357.jpgz581987319110336ad8e5b4ad399ccc90a503c4239260e-1726043076922758043687.jpg

Đa số các nhà dân đều bị ngập, di chuyển qua lại bằng thuyền.

vb-1726060679305405773171.jpg

Ghi nhận thêm của PV, hàng trăm hộ dân ở các xóm ven đê của 2 xã Thành Lợi và Đại Thắng, huyện Vụ Bản cũng bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Trong đó, có nhiều hộ dân nước tràn vào nhà bị ngập sâu. Các diện tích hoa màu của các xã bị thiệt hại, nhất là diện tích rau ngoài bãi bị mất trắng, một số đầm nuôi cá cũng bị ngập

vb1-17260606794761123347285.jpg

Hình ảnh ngập úng tại xóm 6, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Theo UBND huyện Nam Trực, xã Thành Lợi có nhiều hộ dân chìm ngập trong nước. Khu vực đê bối Trại Rước, xã Thành lợi, có 3 xóm với chiều dài 1,2km. Tổng số nhân khẩu nằm trong vùng đê bối là 269 hộ với 908 khẩu. Cùng với một số Công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, khu vực Đê bối Trại Rước là vùng trọng điểm thâm canh nông nghiệp, đất đai màu mỡ có nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản phát triển.

vb8-1726061238183151456851.jpg

Về phía xã Đại Thắng, khu vực ngoài đê Bối Đồng Tâm có 143 hộ với 462 nhân khẩu. trong đó người già 39 người, trẻ em 76 người. Khu vực nằm trong vùng phân lũ gồm 4 thôn: Đại Đồng, Hòa Tiên, Phong Vinh, Đồng Tiến với tổng số 1.216 hộ và 3.579 nhân khẩu. Để đảm bảo an toàn cho Nhan dân, chiều 10/9, xã Đại Thắng đã vận động một số hộ dân thuộc diện có nhà ở có nguy cơ mất an toàn di cư sang vị trí an toàn hơn.

vb9-17260612382001193217238.jpg

Đến sáng 11/9, xã Đại Thắng đã huy động lực lượng tổ chức kê kích tài sản cho khoảng 80 hộ dân; di chuyển toàn bộ người giả, trẻ em các hộ ngoài bối vào trong đê chính; di chuyển hoàn toàn người và tài sản 30 hộ bị ngập úng với khoảng 105 nhân khẩu vào trong Đê chính đảm bảo theo quy định.

vb6-17260606197141042791183.jpg

Lực lượng chức năng huyện Vụ Bản thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các tuyến đê.

z58207919196266387d0296f03c36cb7b83ab2bf0b1c64-1726059108865187307078.jpg

Chiều 11/9/2024, thông tin với PV Gia đình và Xã hội, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, hiện nay, mực nước lũ trên các sông khu vực tỉnh Nam Định đang có diễn biến rất phức tạp, gây mất an toàn cho hệ thống đê điều. Lúc 13h00 ngày 11/9/2024, mực nước trên sông Đào tại trạm thủy văn Nam Định là 5,11m (vượt mức báo động 3 là 0.81m); trên sông Ninh Cơ tại trạm Trực Phương là 3,70m (vượt mức báo động 3 là 1,1m).

z582079192540287b03e9124f75a281ccf45c7b958254b-1726059108894454965616.jpg

Lúc 12h00 ngày 11/9/2024, mực nước trên sông Đáy tại trạm Ninh Bình là 3,90m (trên mức báo động 3 là 0,40m); tại Phủ Lý là 5,00m (vượt mức báo động 3 khoảng 1,00m); trên sông Hồng tại trạm Tiến Đức là 6.68m (trên báo động 3 khoảng 0,38m).

z582079205262591d73f382911a20671510e2b2c6248e1-17260591092641015177495.jpg

Trước tình hình nguy cấp, 14h ngày 11/9/2024, UBND tỉnh Nam Định đã có Công điện số 26/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Ảnh hưởng của bão nhiều chung cư sập trần, nứt cửa sổ, rơi gạch... khiến nhiều người từ bỏ ý định mua chung cư

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022