233A6354-1724386040.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UCkelLr5o6qNMiwrHAJACA

Triển lãm mang chủ đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau" giới thiệucác hiện vật khảo cổ học là vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt hoàng cung. Ngoài ra, còn có nhiều hình ảnh, sơ đồ, phối cảnh các công trình trong Hoàng thành như điện Kính Thiên, Đoan Môn, Hậu Lâu, Kỳ Đài.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long và tỉnh thành Hà Nội, bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ 7-9), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn. Năm 2010, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Triển lãm mang chủ đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau" giới thiệucác hiện vật khảo cổ học là vật liệu kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt hoàng cung. Ngoài ra, còn có nhiều hình ảnh, sơ đồ, phối cảnh các công trình trong Hoàng thành như điện Kính Thiên, Đoan Môn, Hậu Lâu, Kỳ Đài.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long và tỉnh thành Hà Nội, bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ 7-9), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn. Năm 2010, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

233A6476-1724386043-1724393848.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=k92QAFt-sYQiB9hUjPU_Gw
233A6397-1724386036.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=n9IY_18UmcS-6PgjnIBU6A

Từ trái sang là các cổ vật tượng đầu rồng, ngói úp giữa nóc mái gắn lá đề trang trí rồng và tượng đầu trang trí chim phượng. Các hiện vật đều bằng chất liệu đất nung, có niên đại thời nhà Lý (1009-1225).

Hình tượng rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng há to, thân dài, da trơn và không có vảy. Ngoài ra râu và mào rồng uốn vào nhau, tạo nên hình ảnh giống chiếc lá bồ đề, phản ánh thời kỳ hoàng kim của Phật giáo lúc bấy giờ.

Từ trái sang là các cổ vật tượng đầu rồng, ngói úp giữa nóc mái gắn lá đề trang trí rồng và tượng đầu trang trí chim phượng. Các hiện vật đều bằng chất liệu đất nung, có niên đại thời nhà Lý (1009-1225).

Hình tượng rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng há to, thân dài, da trơn và không có vảy. Ngoài ra râu và mào rồng uốn vào nhau, tạo nên hình ảnh giống chiếc lá bồ đề, phản ánh thời kỳ hoàng kim của Phật giáo lúc bấy giờ.

233A6374-1724386038.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZcQps0T_6RTZdDdzl6mNjg

Ngói mũi sen gắn lá đề trang trí phượng bằng đất nung thời Trần (1225-1400).

Ngói dài 33 cm, rộng 24,4 cm, cao 31 cm được lợp ở diềm bộ mái kiến trúc cung điện thời Trần. Hiện vật gồm hai bộ phận là thân và lá đề trang trí đôi chim phượng gắn trên lưng ngói. Thân ngói tạo dáng kiểu cánh sen hai lớp. Lá đề cân trang trí chim phượng, một mô típ quen thuộc dưới thời Lý - Trần, phản ánh giá trị hoàng gia và biểu trưng của Phật giáo.

Trên bề mặt của lá có 18 lỗ nhỏ, được tạo tác ở các vị trí đối xứng nhau, tạo sự cân đối cả ở khu vực viền lá và bao quanh chim phượng. Những lỗ nhỏ này giúp lá đề và chim phượng nhẹ nhàng, nổi khối hơn đồng thời là đường xuyên cho ánh sáng đi qua.

Ngói mũi sen gắn lá đề trang trí phượng bằng đất nung thời Trần (1225-1400).

Ngói dài 33 cm, rộng 24,4 cm, cao 31 cm được lợp ở diềm bộ mái kiến trúc cung điện thời Trần. Hiện vật gồm hai bộ phận là thân và lá đề trang trí đôi chim phượng gắn trên lưng ngói. Thân ngói tạo dáng kiểu cánh sen hai lớp. Lá đề cân trang trí chim phượng, một mô típ quen thuộc dưới thời Lý - Trần, phản ánh giá trị hoàng gia và biểu trưng của Phật giáo.

Trên bề mặt của lá có 18 lỗ nhỏ, được tạo tác ở các vị trí đối xứng nhau, tạo sự cân đối cả ở khu vực viền lá và bao quanh chim phượng. Những lỗ nhỏ này giúp lá đề và chim phượng nhẹ nhàng, nổi khối hơn đồng thời là đường xuyên cho ánh sáng đi qua.

233A6339-1724386041.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IlI1K55hvFC0uwM0mF5aYA

Ngói ống tạo hình rồng bằng men vàng và men xanh lục thời Lê sơ (1428-1527).

Theo thông tin từ website của Hoàng thành Thăng Long, hai hiện vật là viên ngói lợp mái cung điện. Phần đầu rồng trên lưng ngói nhô cao, miệng rồng mở to ngậm ngọc. Dải bờm phía sau uốn lượn gắn liền vào thân ngói. Các viên ngói được liên kết với nhau và từng dãy ngói tạo thành hình một con rồng đang nằm trên nóc mái. Điều này tạo nên sự bề thế, nguy nga của kiến trúc cung điện thời Lê sơ.

Hiện ngói tạo hình rồng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long có hai loại khác nhau, phân biệt qua màu sắc: Vàng và xanh. Số lượng ngói xanh được tìm thấy nhiều hơn ngói vàng. Xét trên khía cạnh quy định màu sắc của các vương triều, vàng thường gắn với sự cao quý của nhà vua và những công trình quan trọng bậc nhất của triều đình.

Trên cơ sở đó có thể đoán định, những viên ngói tạo hình rồng màu vàng được sử dụng trong những công trình đặc biệt quan trọng của Hoàng gia. Điện Kính Thiên - tòa chính điện của thời Lê có thể được lợp bởi loại ngói này.

Ngói ống tạo hình rồng bằng men vàng và men xanh lục thời Lê sơ (1428-1527).

Theo thông tin từ website của Hoàng thành Thăng Long, hai hiện vật là viên ngói lợp mái cung điện. Phần đầu rồng trên lưng ngói nhô cao, miệng rồng mở to ngậm ngọc. Dải bờm phía sau uốn lượn gắn liền vào thân ngói. Các viên ngói được liên kết với nhau và từng dãy ngói tạo thành hình một con rồng đang nằm trên nóc mái. Điều này tạo nên sự bề thế, nguy nga của kiến trúc cung điện thời Lê sơ.

Hiện ngói tạo hình rồng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long có hai loại khác nhau, phân biệt qua màu sắc: Vàng và xanh. Số lượng ngói xanh được tìm thấy nhiều hơn ngói vàng. Xét trên khía cạnh quy định màu sắc của các vương triều, vàng thường gắn với sự cao quý của nhà vua và những công trình quan trọng bậc nhất của triều đình.

Trên cơ sở đó có thể đoán định, những viên ngói tạo hình rồng màu vàng được sử dụng trong những công trình đặc biệt quan trọng của Hoàng gia. Điện Kính Thiên - tòa chính điện của thời Lê có thể được lợp bởi loại ngói này.

233A6552-1724386022.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hU_-iFlvdawUVqUS-I2H0g

Ngói ống lợp diềm mái (trái) và gạch thông gió thời Lê Sơ, bằng đất nung phủ men vàng và xanh, đều được trang trí hình rồng.

Gạch thông gió được gắn trên bộ mái giúp cung điện có thêm nhiều ánh sáng, không khí hơn. Loại hình gạch có niên đại thời Lê sơ phát hiện được tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long với một số lượng khá lớn.

Gạch có hình khối vuông, sáu mặt. Bốn mặt cạnh liên kết với các viên gạch khác hoặc các cấu thành khác của bộ mái. Hai mặt trước sau là nơi lưu thông ánh sáng, gió.

Đồ án trang trí chính của gạch là hình tượng rồng cuộn trong một khối tròn. Hình tượng rồng mang đầy đủ kiểu dáng của rồng thời Lê sơ. Rồng đang trong tư thế bay lượn uyển chuyển. Bên ngoài khối tròn trang trí rồng là một khối hình vuông chắc chắn. Điều này tuân thủ quy tắc vuông - tròn hay hình tượng giao hòa giữa đất (vuông) - trời (tròn). Ngoài ra hình tượng rồng được bao trọn trong hai khối làm nổi bật hình tượng về uy quyền của vua.

Ngói ống lợp diềm mái (trái) và gạch thông gió thời Lê Sơ, bằng đất nung phủ men vàng và xanh, đều được trang trí hình rồng.

Gạch thông gió được gắn trên bộ mái giúp cung điện có thêm nhiều ánh sáng, không khí hơn. Loại hình gạch có niên đại thời Lê sơ phát hiện được tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long với một số lượng khá lớn.

Gạch có hình khối vuông, sáu mặt. Bốn mặt cạnh liên kết với các viên gạch khác hoặc các cấu thành khác của bộ mái. Hai mặt trước sau là nơi lưu thông ánh sáng, gió.

Đồ án trang trí chính của gạch là hình tượng rồng cuộn trong một khối tròn. Hình tượng rồng mang đầy đủ kiểu dáng của rồng thời Lê sơ. Rồng đang trong tư thế bay lượn uyển chuyển. Bên ngoài khối tròn trang trí rồng là một khối hình vuông chắc chắn. Điều này tuân thủ quy tắc vuông - tròn hay hình tượng giao hòa giữa đất (vuông) - trời (tròn). Ngoài ra hình tượng rồng được bao trọn trong hai khối làm nổi bật hình tượng về uy quyền của vua.

233A6460-1724386031.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Q1Upq_MG23iAMrmX_bjqgA

Gạch hộp trang trí hình rồng và mây bằng đất nung, chế tác thời Mạc (1527 - 1592).

Gạch hộp trang trí hình rồng và mây bằng đất nung, chế tác thời Mạc (1527 - 1592).

233A6522-1724386025.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6BfY-mVZ_9NC-LeW5L4fZw

Những viên gạch xuyên suốt từ lúc mang tên thành Đại La đến Thăng Long, trải qua các thời kỳ Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn được trưng bày tại triển lãm.

Những viên gạch xuyên suốt từ lúc mang tên thành Đại La đến Thăng Long, trải qua các thời kỳ Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn được trưng bày tại triển lãm.

233A6501-1724386027.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vMi7OrZOPUrRoPVHu4bE1A

Các đồ dùng sinh hoạt trong hoàng cung các các triều đại Lý, Trần, Lê. Từ trái sang bao gồm chân đèn bằng gốm men trắng thời Lý, bát bằng gốm men xanh ngọc và nghiên mực hình cá chép bằng đá thời Trần, bát bằng men trắng thời Lê sơ.

Các đồ dùng sinh hoạt trong hoàng cung các các triều đại Lý, Trần, Lê. Từ trái sang bao gồm chân đèn bằng gốm men trắng thời Lý, bát bằng gốm men xanh ngọc và nghiên mực hình cá chép bằng đá thời Trần, bát bằng men trắng thời Lê sơ.

233A6528-1724386024.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=V0szrp2bazted0Xqv4Y8BA

Từ trái sang là các hiện vật bình vôi bằng gốm men trắng, bát trang trí hình hoa cúc và điếu bát vẽ hoa văn dây lá thời Lê sơ.

Từ trái sang là các hiện vật bình vôi bằng gốm men trắng, bát trang trí hình hoa cúc và điếu bát vẽ hoa văn dây lá thời Lê sơ.

233A6704-1724386017.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=F92G8u_dG6K43-1HJJNhgg

Phiên bản trống đồng Cổ Loa, là quà của TP Hà Nội tặng TP HCM dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Trống đồng Cổ Loa được khai quật năm 1982 tại khu Mả Tre, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trống được chôn ngửa, bên trong chứa gần 200 hiện vật bằng đồng như lưỡi cày, xẻng, cuốc, rìu, giáo, dao găm, mũi tên, thố, mảnh thạp, tiền có niên đại cách ngày nay trên 2.000 năm.

Trống có hoa văn phong phú, giữa là ngôi sao 14 cánh, xung quanh trang trí hình lông công, chim, hoạt cảnh đời thường. Tang và thân trống khắc hình người, thuyền. Hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

Triển lãm diễn ra tới ngày 31/10, giá vé vào là 40.000 một người.

Phiên bản trống đồng Cổ Loa, là quà của TP Hà Nội tặng TP HCM dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Trống đồng Cổ Loa được khai quật năm 1982 tại khu Mả Tre, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trống được chôn ngửa, bên trong chứa gần 200 hiện vật bằng đồng như lưỡi cày, xẻng, cuốc, rìu, giáo, dao găm, mũi tên, thố, mảnh thạp, tiền có niên đại cách ngày nay trên 2.000 năm.

Trống có hoa văn phong phú, giữa là ngôi sao 14 cánh, xung quanh trang trí hình lông công, chim, hoạt cảnh đời thường. Tang và thân trống khắc hình người, thuyền. Hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

Triển lãm diễn ra tới ngày 31/10, giá vé vào là 40.000 một người.

Quỳnh Trần

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022