"Gan cứng lại thường là hệ quả của việc bị các tác nhân gây hại tấn công trong thời gian dài. Từ đó dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dần dần và không thể thực hiện chức năng bình thường của gan” - Giáo sư Yang Lihua thuộc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc (Hồ Bắc, Trung Quốc) giải thích.

Bà cho biết thêm rằng, độ cứng của gan cung cấp nhiều thông tin dự báo cũng như tiên lượng nguy cơ mắc và khả năng sống sau khi mắc các bệnh về gan. Gan càng cứng chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh về gan càng cao, trong đó phổ biến nhất là xơ gan. Đó cũng là lý do mà bệnh xơ gan còn được gọi là chai gan.

Ở giai đoạn gan mới tổn thương, chức năng bù trừ của gan còn mạnh nên các triệu chứng cũng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, khi gan ngày càng cứng thì cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó có 3 tín hiệu vào ban đêm khi ngủ rất dễ bị bỏ qua sau đây:

1. Rối loạn giấc ngủ

Giáo sư Yang cho biết, các rối loạn về giấc ngủ do gan cứng lại bao gồm: khó ngủ, mất ngủ và rất dễ tỉnh giấc, nhất là vào sau 3 giờ sáng.

-1721171390306105550267.jpg

Thường xuyên mất ngủ, tỉnh giấc vào khoảng 3 - 4 giờ sáng rất có thể là do bệnh về gan (Ảnh minh họa)

“Lý do là khi gan bị tổn thương, đặc biệt trong tình trạng nóng gan hoặc chai cứng gan, việc sản xuất hormone melatonin có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào buổi tối. Ngoài ra, tổn thương chức năng gan có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu và chán ăn, tác động gián tiếp tới khả năng ngủ” - bà nói.

Nếu bạn thức giấc nhiều lần trong khoảng 3 - 4 giờ sáng, lặp đi lặp lại hàng ngày thì có thể gan đã “cứng như đá”. Bởi theo đồng hồ sinh học, từ 1 - 3 giờ sáng, gan hoạt động mạnh nhất để làm sạch và thải độc cơ thể trong khi ngủ. Khi thải độc không hiệu quả, thời gian này bị kéo dài ra, cơ thể cố gắng phân bổ nhiều năng lượng hơn để giải độc và khiến kích hoạt hệ thống thần kinh thức dậy.

2. Chuột rút bắp chân 

Máu không được cung cấp đầy đủ, thiếu canxi và các vấn đề sức khỏe liên quan đến gan đều có thể gây ra hiện tượng chuột rút ở bắp chân. Tuy nhiên, với mỗi nguyên nhân thì trình trạng này sẽ có sự khác biệt nhất định.

Khi gan tích dịch hoặc xơ gan do gan ngày càng cứng, chuột rút ở bắp chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng sẽ tập trung nhiều vào ban đêm. Theo Giáo sư Yang, vẫn chưa có các báo cáo chính thức về cơ chế gan cứng, bệnh về gan gây chuột rút bắp chân về đêm. Tuy nhiên lâm sàng chỉ ra rằng đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân chai gan/xơ gan.

Một trong số những nguyên nhân là khi gan cứng lại ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh, chất điện giải và thể tích huyết tương. Trong khi các yếu tố này đóng một phần quan trọng trong việc các cơn co thắt khó chịu của cơ bắp, đặc biệt là ở chân.

3. Ngứa da khó hiểu

Nếu bạn thường xuyên bị ngứa da khi ngủ, thậm chí thức giấc vì những cơn ngứa ngáy khó chịu, nhất là ở bàn tay và mắt thì nên cẩn trọng với bệnh về gan.

Theo Giáo sư Yang: “Ngứa da là triệu chứng đặc hiệu ở những người mắc bệnh về gan, nhất là ung thư gan và xơ gan. Mà cả hai bệnh này đều khiến gan bị cứng lại, suy giảm chức năng. Lúc này, gan không thể đảm bảo chức năng lọc và đào thải độc tố của gan. Chất độc hại này tích tụ trong cơ thể, qua thời gian sẽ gây ra những biểu hiện bất thường trên da như ngứa, mẩn đỏ. Cơn ngứa rõ ràng hơn vào ban đêm, nhất là khoảng 1 - 3 giờ sáng bởi đây là thời điểm gan phải hoạt động mạnh nhất theo đồng hồ sinh học”.

-17211713885431223694671.jpg

Hay bị ngứa da, nhất là ở tay và mắt thì tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe lá gan sớm (Ảnh minh họa)

Bà cũng chỉ ra điểm khác biệt của ngứa da do bệnh gan là đi kèm vàng da, ngứa dai dẳng và có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ, không thuyên giảm khi dùng thuốc ngoài da. Nếu đi kèm nốt mẩn đỏ, khi nhấn mạnh vào chúng sẽ biến mất nhưng thả tay ra sẽ rất nhanh đổi màu trở lại bình thường. Ngứa da ban đêm do gan cứng cũng thường đi kèm khô miệng, đắng miệng.

Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022