Bài tâm sự của anh Vương trên trang Net Ease mới đây đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc.

Chàng rể có xuất thân nghèo khó

Cha mẹ tôi đều làm nông, gia đình không có điều kiện nhưng lại có đến ba cậu con trai. Anh cả tôi học hết tiểu học đã phải đi làm, anh hai tốt nghiệp trung học cơ sở, còn bản thân tôi có ý chí vươn lên nhất cũng chỉ đủ điều kiện học hết cấp ba. Để có thể học lên đại học, tôi đã phải tự mình bươn chải đi làm thêm để tự lo tiền ăn tiền học cho chính mình.

Trong những ngày tháng khó khăn nhất, tôi may mắn gặp vợ mình. Mặc dù vậy, với điều kiện gia đình nghèo khó của mình, tôi nghĩ rằng rất khó để chúng tôi có một cái kết đẹp.

avatar1740012642645-17400126427031266857270.png

Ảnh minh họa

Không nằm ngoài dự liệu, dù không phản đối ra mặt nhưng bên nhà vợ thách cưới một căn nhà khoảng 600.000 NDT (khoảng hơn 2 tỷ đồng) và tiền sính lễ 80.000 (khoảng 280 triệu đồng). Tính ra thì cũng chỉ bằng ngang với mức sinh lễ cơ bản nhưng với điều kiện kinh tế của gia đình tôi thì nó khó hơn lên trời.

Khi đó tôi đã muốn bỏ cuộc. Vì tôi hiểu tâm lý của ông bà, nếu là tôi, tôi cũng không muốn gả con gái duy nhất cho một gia đình nghèo khó như vậy. Tuy nhiên vợ tôi một mực phản đối chuyện hai đứa chia tay vì nghèo khó.

Cảm động trước tình cảm của vợ, tôi có động lực để vươn lên chứng minh cho bố mẹ vợ thấy bản thân mình có thể chăm sóc và xây dựng tổ ấm gia đình nhỏ của mình.

Bằng tất cả sự nỗ lực của mình, trong một năm tôi tiết kiệm được 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng). Để có được số tiền này, tôi nhận cùng lúc 3 việc, một ngày làm 14 tiếng. Ban ngày làm hành chính, chiều đi giao hàng, đêm đi làm thuê ở bến cảng.

Bố mẹ vợ sau khi biết chuyện cũng có cái nhìn khác về tôi. Sau cùng ông bà cũng chịu đồng ý để hai đứa đến với nhau nhưng vẫn ra một điều kiện. Đó ông bà sẽ ứng trước cho vợ chồng tôi tiền mua nhà nhưng tôi sẽ phải đến đó ở rể.

Ban đầu tôi cảm thấy rất ái ngại, nhưng khi nghe bố mẹ vợ nói sẽ để hai đứa ở riêng, lại nghe vợ thủ thỉ, tự biết hoàn cảnh của mình nên tôi cũng đồng ý.

"Ở rể" 8 năm, tháng nào cũng phải giao tiền lương cho mẹ vợ

Sau khi kết hôn, bố mẹ vợ quả thực giữ lời hứa mua một căn nhà ở ngoại ô để chúng tôi có cuộc sống riêng. Tuần nào rảnh rỗi ông bà mới ghé qua một hai lần, vừa là để thăm hỏi vừa tiện đường mang thêm đồ ăn cho chúng tôi.

avatar1740012642645-17400126432101748671000.png

Ảnh minh họa

Mọi chuyện ban đầu diễn ra rất dễ chịu cho đến khi vợ chồng tôi đón đứa con đầu lòng.

Từ khi có thêm đứa con, vợ chồng tôi tháng nào cũng âm tiền. Vì lương của vợ chỉ vừa đủ lo bỉm sữa nuôi con nhỏ. Lương của tôi dù cũng khá cao nhưng vì phải chu cấp cho bố mẹ ở quê một nửa, một nửa chi tiêu hai vợ chồng cũng đã hết sạch chẳng dư ra đồng nào chưa tính đến khoản tiền đáng ra phải trả nợ tiền mua nhà của bố mẹ.

Thậm chí vài lần phát sinh tiền do con nhỏ ốm đi viện, vợ chồng tôi cũng không còn cách nào khác về vay thêm tiền ông bà ngoại. Mẹ vợ tôi khi biết chuyện thì không hài lòng, bà trực tiếp đưa ra yêu cầu: "Bố mẹ sẽ đỡ tiền chăm cháu hộ hai đứa, nhưng đổi lại lương hàng tháng của hai đứa phải đưa cho mẹ. Mẹ sẽ chia các khoản hợp lý rồi chuyển lại cho các con chi tiêu".

Nghe tới đây tôi vô cùng sốc, nhưng dù nói khó thế nào cũng không thể lay chuyển quyết định của mẹ vợ. Hơn nữa chúng tôi vẫn đang nợ tiền nhà, ông bà còn đồng ý hỗ trợ thêm tiền chăm cháu, "há miệng mắc quai" tôi đành ấm ức đồng ý giao nộp toàn bộ tiền lương hàng tháng cho mẹ vợ.

Cứ như vậy 8 năm qua đi, thời gian đầu tôi thấy rất khó chịu nhưng sau này có một chuyện xảy ra đã khiến tôi phải cảm ơn hành động này của mẹ vợ.

Biết ơn mẹ vợ vì đã cầm hộ tiền lương suốt 8 năm

Trước đây hàng tháng tôi sẽ đưa cho bố mẹ đẻ 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) nhưng giờ sẽ giảm xuống chỉ còn 3000 NDT (hơn 10 triệu đồng).

Mẹ vợ phân tích cho tôi rằng một tháng phụng dưỡng bố mẹ bên đó 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) là quá nhiều. Mức chi tiêu ở quê không cao, một tháng chu cấp cho bố mẹ chồng 3000 tệ (khoảng 11 triệu đồng) là thừa để ông bà sinh hoạt hàng tháng rồi. Hơn nữa, mẹ vợ nói rằng nhà có 3 người con trai, trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ cần chia đều. Nhà hai anh trai của tôi không quá khá giả nhưng cũng không đến mức quá nghèo khó để một mình tôi phải đứng ra lo hết cho bố mẹ.

Nghe mẹ vợ nói vậy, tôi không hài lòng, nhưng cũng không thể cãi vì mẹ nói hợp tình hợp lý. Sau cùng tôi chọn cách âm thầm tăng ca sau đó tích "quỹ đen" gửi về cho bố mẹ nhờ bố mẹ giữ hộ khoản tiền này.

avatar1740012642645-17400126447701947314257.png

Ảnh minh họa

Cách đây 3 tuần, trong cơn bão sa thải vì kinh tế khó khăn, do có mâu thuẫn với cấp trên trước đó nên tôi bị cho thôi việc. Lúc này tôi nhen nhóm ý định sẽ khởi nghiệp kinh doanh buôn bán nên muốn lấy lại khoản tiền tiết kiệm đã gửi bố mẹ 8 năm qua.

Chẳng ngờ khi hỏi tới mới biết số tiền đó bố mẹ đã đưa cho anh cả vay để xây nhà. Dù khá ngỡ ngàng nhưng vì rất cần khoản tiền đó nên tôi vẫn gọi điện báo anh cả trả lại khoản tiền này.

Điều bất ngờ là khi nghe tôi đòi tiền, anh cả điềm nhiên nói rằng: "Trong ba anh em, chú điều kiện khá giả nhất. Giờ nhà cửa chú đã có sẵn rồi, nhà vợ lại giàu có nên có gì tạo điều kiện giúp đỡ anh em. Khoản tiền đó dăm ba năm nữa anh trả sau".

Nghe anh trai nói vậy tôi rất sửng sốt, tôi vội nói chuyện với bố mẹ nhưng ông bà cũng đồng tình với anh cả và cho rằng tôi có điều kiện tốt hơn thì nên giúp đỡ anh em, phụng dưỡng bố mẹ.

Tới lúc này tôi mới bàng hoàng nhận ra trong mắt người nhà tôi giờ là người có điều kiện nhất nên nghiễm nhiên đứng ra giúp đỡ mọi người. Không ai quan tâm hỏi han tình hình của tôi hiện tại như thế nào.

avatar1740012642645-17400126437381262387010.png

Ảnh minh họa

Món quà bất ngờ từ bố mẹ vợ

Với tâm trạng tủi thân, ngày sau đó tôi đều lén đi uống rượu một mình tới khuya mới về. Một hôm về nhà tôi vô tình nghe được cuộc nói chuyện giữa vợ và mẹ vợ.

Nghe vợ nói chuyện tôi thất nghiệp, tôi cho rằng mẹ vợ sẽ chê trách tôi nhưng những gì bà nói sau đó lại khiến tôi bất ngờ vô cùng.

"Mẹ biết con rể vất vả nhiều năm nay, nó là đứa trẻ ngoan ngoãn hiếu thảo, 8 năm qua mẹ biết nó ấm ức tủi thân nhưng chưa bao giờ con rể to tiếng hay bạc đãi con đấy là phẩm chất tốt.

Thất nghiệp không có gì xấu hổ, đời người phải có lúc thăng lúc trầm chứ làm sao thuận buồm xuôi gió hết được.

Ngày đó mẹ đòi giữ tiền là vì tháng nào cũng thấy hai đứa tiêu hết tiền, không có khoản dự phòng. Những năm qua mẹ đã tích hộ hai đứa được một khoản tiền khá lớn. Giờ mẹ sẽ trả lại toàn bộ số tiền đó cho các con đầu tư kinh doanh tùy thích.", mẹ vợ tâm sự.

Sáng hôm sau, mẹ vợ gọi tôi sang nhà ăn cơm. Trong bữa cơm, bố mẹ vợ ngỏ ý nói rằng:

"Bố mẹ đã có tuổi, không muốn đau đầu tính toán tiền nong nữa. Giờ khoản tiền tiết kiệm 8 năm qua mẹ giữ hộ và tiền lương hàng tháng hai đứa sẽ tự quản lý. Ngoài ra, nếu hai đứa muốn thử sức kinh doanh thì bố mẹ có thể để lại cả cửa hàng của bố mẹ cho hai đứa. Dù nó cũng chỉ là cửa tiệm buôn bán vật tư nhỏ thôi nhưng có thể sẽ lớn hơn nếu hai đứa chăm chỉ và biết kinh doanh".

avatar1740012642645-1740012644308293769786.png

Ảnh minh họa

Nghe tới đây tôi không khỏi bất ngờ về quyết định của bố mẹ vợ. Ban đầu tôi không dám đồng ý nhưng nhìn ánh mắt đầy tin tưởng của bố mẹ vợ, thêm vào đó là sự ủng hộ của vợ, tôi quyết định nhận lời và không quên hứa rằng: "Con nhất định sẽ quản lý tốt, hàng tháng sẽ báo cáo đầy đủ tình hình tài chính!"

Nghĩ lại 8 năm trước tôi từng âm thầm trách mẹ vợ vì đòi giữ tiền của các con, giờ tôi lại thấy biết ơn vì nhờ có mẹ vợ mà vợ chồng tôi dần học được cách chi tiêu hợp lý và có khoản tiết kiệm dự phòng cho những tình huống xấu như hiện tại.

Tôi cũng cảm ơn mẹ vì ngày đó đã phân tích cho tôi hiểu trách nhiệm chăm sóc bố mẹ đẻ là điều đương nhiên nhưng cũng cần chia đều cho các con chứ không riêng gì đứa có điều kiện nhất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022