Cuốn sách nói về nón súp rau chống ung thư của Giáo sư Harvard, Tiến sĩ Hiroshi Takahashi (Nhật Bản) đã thu hút sự chú ý của rất nhiều độc giả, nhất là những người quan tâm nhiều đến các món ăn chay. Trong ấn phẩm này, vị Giáo sư trường Y Harvard có đề cập đến bát "súp rau chống ung thư" được làm từ 4 loại rau. 

Nếu biết rõ về các thành phần của món súp cũng như công dụng của nó với sức khỏe, chắc chắn nhiều người sẽ muốn tự nấu hàng ngày để đổi bữa cho thực đơn cho gia đình. Đặc biệt, vào tháng 7 âm lịch, món ăn chay này sẽ càng được lựa chọn nhiều hơn.

20230131182341-f2ae9609-17231095328101268118874.jpg
Hiroshi Takahashi, sinh năm 1951 tại Nhật Bản, là một nhà nghiên cứu về sức khỏe. Ông có nhiều thành tựu trong nghiên cứu về ung thư và từng là Giảng viên y khoa Đại học Jikei, Tokyo (Nhật Bản), Trường Y Harvard, Boston (Mỹ)... Ông cũng là thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (liên kết).

Món "súp rau chống ung thư" đang trở thành nội dung được tìm kiếm nhiều trên internet trong thời gian gần đây. Theo đó, từ 4 nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm là hành tây, cà rốt, bắp cải, bí ngô, chúng ta có thể nấu được món súp rau có công dụng giảm cân, chống ung thư, tăng huyết áp, giảm cholesterol và những lợi ích sức khỏe khác.

Công thức nấu món "súp rau chống ung thư"

Theo TS Hiroshi Takahashi, các thành phần để nấu món súp này bao gồm: 1/4 bắp cải, 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây, 1/4 quả bí ngô, 1 quả cà chua (có thể bỏ qua), 2 lít nước, 1 muỗng cà phê bột nấm. Các nguyên liệu sau khi được cắt thành kích cỡ dễ ăn thì đun sôi nước, cho cà rốt, bí ngô và hành tây vào đun. Sau đó, khi nước sôi trở lại, thêm bắp cải và cà chua vào, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Mở nắp, thêm bột nấm và trộn đều, tắt lửa, đậy nắp trong 10 phút.

-1723109492217843433154.jpg

4 loại rau củ trong món "súp rau chống ung thư" rất giàu phytochemicals

Phytochemicals là các hợp chất trong thực vật. Những chất này được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu. Hợp chất trong thực vật giúp tạo màu sắc, hương vị và mùi thơm.

TS Hiroshi Takahashi nói rằng các hợp chất thực vật có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch tế bào, ngăn ngừa cảm lạnh, kích hoạt tế bào có thể tấn công tế bào ung thư và ức chế các triệu chứng như viêm, dị ứng. Trên thực tế, hàm lượng chất phytochemicals trong các loại trái cây và rau quả chúng ta ăn hàng ngày cũng khá cao. Cacs hợp chất thực vật cũng có nhiều trong món "súp rau chống ung thư", cụ thể như sau:

1. Bắp cải

Khi ăn sống, bắp cải có vị cay là do tác dụng của isothiocyanate. Nó có thể kích hoạt các enzyme giải độc trong gan và giúp hạn chế độc tính của chất gây ung thư. Isothiocyanate cũng có thể giúp ức chế sự phát triển ung thư và sinh sản tế bào ung thư.

Ngoài ra, bắp cải rất giàu chất xơ, có thể điều chỉnh sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột và cải thiện khả năng miễn dịch. Vitamin C trong bắp cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

f3aa1bdb-a9b8-be4a-f8ff-b3f844b115f9-1723109594395972759170.jpg

2. Bí ngô

Bí ngô rất giàu chất phytochemical và β-carotene - một trong những carotenoid. β-carotene có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp loại bỏ các loại oxy phản ứng "gốc hydroxyl". Bí cũng ức chế chất gây ung thư, đồng thời giúp kích hoạt tế bào tăng cường khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, bí ngô rất giàu vitamin A, C và E. Tất cả đều có tác dụng chống oxy hóa. Vỏ bí ngô rất giàu chất xơ, vì vậy khi nấu bí ngô, không nên bỏ vỏ và nấu cùng nhau để có được một chất dinh dưỡng hoàn chỉnh.

3. Hành tây

Hành tây chứa hai chất phytochemicals là alliin và polyphenol. Hành tây sẽ có vị ngọt sau khi xào, vì khi alliin được đun nóng, vị cay biến mất, làm cho vị ngọt trở nên rõ rệt. Alliin có tác dụng chống oxy hóa cao và giúp loại bỏ các loại phản ứng oxy hoá.

Ngoài ra, quercetin có trong hành tây có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó nó giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, gây ra quá trình apoptosis tự nhiên của tế bào ung thư và làm chậm phản ứng dị ứng, giảm viêm.

4. Cà rốt

Màu đỏ cam của cà rốt là màu của β-carotene. Cả α-carotene và β-carotene đều là carotenoids có khả năng chống oxy hóa mạnh, và cả hai có thể phát huy tác dụng hiệp đồng để loại bỏ các loại oxy phản ứng "gốc hydroxyl", có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

α-carotene và β-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể khi cần thiết để duy trì sức khỏe của màng nhầy ở các cơ quan, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. β-carotene còn giúp kích hoạt tế bào NK, tế bào T và đại thực bào để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

vegisoup-64ef1b6d07889-17231096450822085699838.jpg

Các lợi ích khác của món "súp rau chống ung thư"

Ngoài tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư, bát súp rau này còn có những lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn như benzyl isothiocyanate trong bắp cải và quercetin trong hành tây, giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Chất β-carotene trong cà rốt và bí ngô giúp tránh quá trình oxy hóa cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Toàn bộ bát súp rau rất giàu kali, chất xơ, cũng có thể giúp cải thiện tình trạng béo phì, huyết áp cao, lượng đường trong máu và lipid máu cao. Nhờ đó cũng có thể cải thiện dạ dày và ruột, thúc đẩy nhu động ruột.

Lưu ý khi khi ăn món "súp rau chống ung thư"

Tiến sĩ Hiroshi Takahashi gợi ý rằng món bạn có thể ăn hai bát "súp rau chống ung thư" mỗi ngày, và nếu ăn trước bữa ăn, bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều. Bạn cũng có thể thêm nó vào chế độ ăn trong quá trình giảm cân của mình.

Bên cạnh đó, bởi vì món “súp rau chống ung thư” này rất giàu kali nên nó không thích hợp cho những người bị bệnh thận. Những người bị hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng không nên ăn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, món súp rau này mặc dù được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng nhưng các vitamin có thể bị mất đi trong quá trình nấu nên cần chú ý tránh nấu quá kĩ. Hơn nữa, mọi người cũng cần lựa chọn nguyên liệu an toàn và cân nhắc chế độ ăn uống cân bằng để tránh thiếu dinh dưỡng bởi nếu chỉ ăn món súp rau này thì sẽ không cung cấp đủ đạm cho cơ thể.

Theo Health.tvbs, Tw.news.yahoo

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022