Một nghiên cứu mới được tài trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới phát hiện ra rằng ăn đồ ăn vặt có liên quan đến ung thư. Theo đó, các thực phẩm siêu chế biến làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư và tử vong vì ung thư. Và nguy cơ tử vong do ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú cao hơn các bệnh ung thư khác.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Hoàng gia thuộc Đại học Hoàng gia London (ICL) và được công bố trên eClinicalMedicine. Nghiên cứu cũng đã đưa ra đánh giá toàn diện nhất cho đến nay về mối liên quan giữa thực phẩm chế biến cực nhanh và nguy cơ phát triển ung thư.

food-cancer-07-16752298826021758257966-1675230233628-1675230234625216544187-1675242889106-167524288939530397768.jpg

Thực phẩm và đồ uống siêu chế biến có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển ung thư. Ảnh: Getty Image/EyeEm

Các nhà nghiên cứu London đã phân loại thực phẩm chế biến cực nhanh là các sản phẩm như đồ uống có ga, ngũ cốc, bánh mì được sản xuất và đóng gói hàng loạt, các bữa ăn đóng gói sẵn. Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng những thực phẩm như vậy thường chứa các thành phần như xi-rô ngô fructose cao hoặc tinh bột biến tính.

Thực phẩm siêu chế biến tương đối rẻ, tiện lợi và được bán trên thị trường nhiều, đa phần là lựa chọn lành mạnh. Nhưng những thực phẩm này cũng có nhiều muối, chất béo, đường và các chất phụ gia nhân tạo. Hiện nay có nhiều tài liệu cho thấy chúng có liên quan đến một loạt các kết quả sức khỏe kém bao gồm béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng hồ sơ của Ngân hàng sinh học Vương quốc Anh để thu thập thông tin về chế độ ăn uống của 200.000 người tham gia ở độ tuổi 40-69. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của họ trong khoảng thời gian 10 năm, xem xét nguy cơ phát triển 34 loại ung thư và tử vong vì ung thư. Điều này nhằm đánh giá tác động của chế độ ăn lên nguy cơ tổng thể của các loại ung thư lẫn từng loại ung thư riêng biệt.

food-cancer-09-1675229938097122397359-1675230238298-16752302386011089363355-1675242892324-16752428923912036882338.jpg

Thực phẩm siêu chế biến tương đối rẻ, tiện lợi và được bán trên thị trường nhiều, đa phần là lựa chọn lành mạnh. Ảnh Getty Image

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến (thực phẩm chế biến cực nhanh) có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư buồng trứng và não. Nó cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư buồng trứng và ung thư vú.

Cụ thể, cứ tăng 10% lượng thực phẩm siêu chế biến trong chế độ ăn uống của một người, tỷ lệ mắc ung thư của người đó tăng 2% và tăng 19% đối với ung thư buồng trứng.

Mỗi lần tăng 10% mức tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến cũng liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung lên 6%, tăng 16% đối với ung thư vú và tăng 30% đối với ung thư buồng trứng.

Báo cáo trước đây của nhóm nghiên cứu cũng đã nhắc tới việc tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến có liên quan đến nguy cơ phát triển béo phì và tiểu đường loại 2 cao hơn ở Vương quốc Anh.

Tiến sĩ Eszter Vamos, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết:"Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy thực phẩm siêu chế biến có khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta bao gồm cả nguy cơ ung thư. Với mức tiêu thụ cao ở người lớn và trẻ em Vương quốc Anh, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả sức khỏe trong tương lai.

Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không thể chứng minh nguyên nhân, nhưng các bằng chứng có sẵn khác cho thấy rằng giảm mức tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến trong chế độ ăn uống có thể mang lại lợi ích sức khỏe quan trọng".

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu của họ là quan sát, vì vậy không cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa thực phẩm siêu chế biến và ung thư do tính chất quan sát của nghiên cứu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra mối liên kết nhân quả này.

Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc trước đây đã khuyến nghị hạn chế thực phẩm siêu chế biến như một phần của chế độ ăn uống bền vững lành mạnh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022