bien-chung-benh-tieu-duong-1720951922020407573943-54-0-466-659-crop-1720952144212878049143.jpgCô gái 28 tuổi suýt chết vì biến chứng bệnh tiểu đường thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Cô gái suýt chết vì biến chứng bệnh tiểu đường cho biết có thói quen uống 1-2 cốc nước ngọt có ga mỗi ngày. Đồng thời, bệnh nhân cũng rất thích ăn đồ ngọt.

Vừa qua, các bác sĩ khoa thận Bệnh viện Từ Tế (Đài Bắc, Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp của bệnh nhân A Tuấn (38 tuổi, ở Trung Quốc) mắc chứng suy thận và phải chạy thận nhân tạo do chủ quan với dấu hiệu bệnh tiểu đường.

Được biết, A Tuấn không có thói xấu như hút thuốc hay uống rượu. Tuy nhiên, anh lại thường thích ăn những đồ chứa nhiều đường và chất béo. Hàng ngày, anh thường uống đồ uống có đường thay cho nước lọc. Khi 20 tuổi, anh được các bác sĩ phát hiện lượng đường trong máu cao một cách bất thường nhưng không hề để tâm.

benh-tieu-duong2-17210219381221005281287.jpg

Ảnh minh họa

Cho đến năm 2023, chân của A Tuấn bắt đầu có dấu hiệu sưng tấy, hơi thở ngày càng nặng nề. Kết quả kiểm tra cho thấy người đàn ông đã mắc chứng suy thận và buộc phải chạy thận để duy trì chức năng bình thường.

Bác sĩ cho biết, bệnh tiểu đường không chỉ là căn bệnh riêng của người già mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải và với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Việc uống nhiều nước ngọt sẽ nạp nhiều calo gây hại cho cơ thể, bao gồm làm tăng nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa. Chúng còn làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu, lipid máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và bệnh thận.

Bệnh tiểu đường sẽ vô tình ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể, gây ra bệnh thận, làm tăng protein niệu và giảm chức năng thận. Nếu tích lũy trong thời gian dài, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn nặng và phải lọc thận lâu dài.

Nhiều người vốn mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nhưng không khám sức khỏe định kỳ, bỏ qua tình trạng thể chất của bản thân. Cộng với việc uống đồ uống có đường sẽ khiến đường huyết rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

5 loại nước người bệnh tiểu đường nên tránh

nuoc-nguoi-benh-tieu-duong-nen-tranh-17210220399581532284637.jpg

Ảnh minh họa

Nước soda

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2016 trên 1.695 người cho thấy, người ở độ tuổi trung niên nếu uống trên 3 loại nước uống có đường mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 46% so với người không uống. Nếu chỉ uống hai loại nước ngọt có đường hoặc nước trái cây mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn, nhất là khi người đó tăng hơn 2,7 kg trong 5 năm.

Nước tăng lực

Nước tăng lực có thể chứa nhiều caffeine, carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, tăng huyết áp, dễ gây mất ngủ... ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước uống có ga

Đồ uống có đường được hấp thụ vào máu quá nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.

Nước trái cây có đường

Nước trái cây thường được bổ sung thêm đường và loại bỏ chất xơ nên khi vào máu dễ hấp thụ, làm tăng lượng đường trong máu. Người bệnh nên ăn trái cây thay vì ép lấy nước, mỗi lần ăn chỉ nên ước chừng khoảng một nắm tay cho mỗi bữa.

Bia rượu

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), rượu có thể gây biến động lượng đường trong máu. Người bệnh chỉ uống tối đa mỗi ngày 14 ml rượu bình thường hoặc 147 ml rượu vang hay 350 ml bia.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường. Thường xuyên tái khám định kỳ, có lộ trình điều trị phù hợp giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

3 loại nước người bệnh tiểu đường nên uống

nuoc-loc-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong-17210220932252126162928.jpg

Ảnh minh họa

Nước lọc

Đây là loại nước uống tốt nhất để giữ đường huyết ổn định. Nước lọc chứa nguồn khoáng chất, giúp vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng rất cần thiết để nuôi dưỡng các tế bào, hỗ trợ mọi hoạt động của cơ thể.

Trà xanh

Nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh và một số đơn vị khác vào năm 2021, với hơn nửa triệu người tham gia cho thấy, người uống một ly trà xanh không đường mỗi ngày giúp ổn định đường huyết hơn so với người không uống trà.

Sữa hạt

Các loại sữa thông thường cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng với người bệnh tiểu đường lại chứa quá nhiều chất béo, năng lượng sẽ không tốt. Người bệnh cần sử dụng các loại sữa hạt ít năng lượng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể.

Một số loại hạt tốt cho cơ thể như hạt dẻ cười, hạnh nhân, đậu phộng giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Hạt óc chó, hồ đào, quả phỉ làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Lưu ý, người bệnh khi uống không bỏ thêm đường.

nguoi-benh-tieu-duong-an-ngo-luoc-1720493576554359964944-0-0-472-755-crop-17204940205731628919823.jpgNgười bệnh tiểu đường ăn ngô nên chọn thời điểm này để tốt cho tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu ăn ngô nên chọn vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thời gian tiêu hoá và sử dụng hết mức năng lượng cao của ngô, tránh đầy hơi và chướng bụng...

benh-tieu-duong6-17205008064861366243024-22-0-421-639-crop-17205008127571002082861.jpg4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua

GĐXH - Kháng insulin chính là cơ chế chính và quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh tiểu đường...

nguoi-benh-tieu-duong-tap-the-duc-17202828993741785895723-0-6-403-651-crop-17202829794921823269489.jpg3 bài tập thể dục giúp hạ đường huyết tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên áp dụng ngay để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường tích cực tập thể dục sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, quản lí được huyết áp và giảm nguy cơ bị biến chứng tiểu đường.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022