
GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.
Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Hạ đường huyết là tình trạng có triệu chứng của hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 70 mg/dL (dưới 3,9 mmol/L) và cần sử dụng carbohydrate để cải thiện triệu chứng.

Ảnh minh họa
Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn, đặc biệt là ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 đang điều trị insulin và/hoặc sulfonylurea.
Một số người bệnh đái tháo đường cũng gặp phải tình trạng hạ đường huyết khi lượng đường trong máu cao hơn. Điều quan trọng cần lưu ý ở những người bệnh tiểu đường lâu năm có tình trạng giảm đáp ứng với hạ đường huyết, nghĩa là sẽ không có triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết cho đến khi đường huyết giảm nặng.
Cách xử trí khi bị hạ đường huyết
Khi bị hạ đường huyết, để lượng đường trong máu trở lại mức bình thường cần nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng cách: Uống ngay lập tức viên đường glucose, hoặc uống ngay nước trái cây, hoặc đơn giản là ăn kẹo, mật ong hoặc nước ngọt.
Sau khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường và cảm thấy không thấy đỡ hơn, nên bổ sung đường thêm một lần nữa.
Cần lưu ý rằng đường huyết có nguy cơ tụt lại sau khi đã được xử trí ăn hoặc uống thực phẩm có chứa đường, cacbohydrate. Vì vậy cần kiểm tra đường huyết lại và theo dõi sau đó. Trong trường hợp bị ngất hoặc co giật do tụt đường huyết, không nên bổ sung glucose đường miệng vì dễ gây sặc, mà ngay lập tức cần đến bệnh viện để được tiêm glucagon hoặc glucose vào tĩnh mạch tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa hạ đường huyết?
Để phòng ngừa hạ đường huyết, không chỉ người bệnh tiểu đường mà người khỏe mạnh cũng không nên nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên hoạt động thể lực quá mức. Không bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, người có bệnh mãn tính
Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn kiêng khem, bỏ ăn vì mệt mỏi,...
Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp theo từng đối tượng. Ngoài ra, kuôn mang theo kẹo, bánh, socola, nước ngọt trong túi để đề phòng nguy cơ hạ đường huyết.

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.