suy-than-17223087114421421495912-85-0-1365-2048-crop-17223089398681365100187.jpgNgười đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ suy thận cấp do say nắng, nóng

GĐXH - Người đàn ông ở Phú Thọ bị tụt huyết áp, suy thận cấp, toan chuyển hoá tăng lactat do say nóng, say nắng sau khi đi phun thuốc trừ sâu.

Cảnh giác với dấu hiệu người bị say nắng, say nóng trong mùa hè

Vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm nền nhiệt độ tăng cao, sức nóng từ ánh nắng mặt trời tác động tới cơ thể có thể gây ra say nắng, say nóng.

Say nắng và say nóng đều có đặc điểm chung là dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt một cách đột ngột trong khi đó không ra mồ hôi. Tuy nhiên nó cũng có một số điểm khác nhau. Say nóng thường diễn ra từ từ, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng dần, có thể quan sát nhận ra được các biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 40oC. Còn say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng và có thể gây tử vong.

say-nang-say-nong-1745554135859123305608.jpg

Ảnh minh họa

Thông thường, khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng; không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng; da đỏ, nóng, khô; thân nhiệt tăng cao, có thể lên tới 39-40oC; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và nôn; nhịp tim nhanh, mạch nhanh yếu; thở nhanh và nông. 

Nghiêm trọng hơn còn xuất hiện da rộp đỏ, lưỡi sưng, tim đập nhanh và rối loạn ý thức. Người bệnh có thể bị ngất xỉu hoặc rơi vào trạng thái hôn mê, co giật, cần đưa đi cấp cứu nhanh chóng”.

Say nắng nóng nguy hiểm thế nào?

Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước và chất điện giải (muối) lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Người bị say nắng, say nóng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tổn thương cho tế bào thần kinh trung ương (tế bào não) và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Ngoài ra, say nắng say nắng này sẽ dẫn tới hậu quả làm giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng và có thể gây tử vong nếu cấp cứu không kịp thời. 

Cách sơ cứu ban đầu khi bị say nắng, say nóng

Khi bị say nắng, say nóng nếu được cứu chữa kịp thời thì người bệnh sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu chậm cấp cứu, người bệnh có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí gây tử vong. 

Theo các chuyên gia y tế, khi gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta phải thực hiện các bước như sau:

xu-ly-khi-bi-say-ang-1745554217457980783944.jpg

Ảnh minh họa

- Gọi xe cấp cứu đồng thời gọi người hỗ trợ.

- Làm mát ngay tức thì. Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà mát;

- Hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng đặt đường truyền tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định;

- Áp nước ấm trên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi; Áp gói nước đá lên người bệnh nhân vùng cổ, nách, bẹn;

- Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ.

Cách phòng say nắng, say nóng trong mùa hè 

Để phòng tránh say nắng, say nóng, người dân nên chủ động thực hiện những điều sau:

- Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

- Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể ống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

- Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.

- Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...

- Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

- Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.

- Tuyệt đối không để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng.

avatar1686964039737-1686964039895797370000.jpgSay nắng, say nóng, mệt lả ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Mùa hè, trẻ em là đối tượng nhạy cảm, rất dễ bị mệt lả, say nắng, say nóng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ say nắng, say nóng có thể bị hôn mê, thậm chí tử vong.

1-17193769869981421065815-0-0-576-922-crop-1719377063105655622417.pngCách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Mùa hè là mùa của những hoạt động sôi nổi, nhưng cũng là mùa tiềm ẩn nguy cơ say nắng, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, số ca nhập viện do say nắng tăng cao vào những tháng hè nóng bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

thoi-tiet-ha-noi-hom-nay-22-6-2020-nang-nong-day-gatnongnghiep-092312242-1684498249514-16844982500391579391474-0-69-405-717-crop-16844987113251117527879.jpgTrời nắng nóng gay gắt, Bộ Y tế hướng dẫn cách xử trí khi bị say nắng, đột quỵ do nóng

GĐXH – Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022