Người bệnh đột quỵ nên ăn thế nào để tốt nhất?
Sau cơn đột quỵ, nhiều điều trong cuộc sống của người bệnh có thể khác đi, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh đột quỵ nhanh hồi phục, hạn chế di chứng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ là vô cùng quan trọng. Vì theo nhiều nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều có lượng calo nạp vào tăng lên và thói quen ăn uống kém.
Việc kiểm soát cân nặng và thay đổi thói quen xấu trong ăn uống sẽ giúp người bệnh sau tai biến đột quỵ phục hồi nhanh hơn và cải thiện thể lực tốt nhất.

Ảnh minh họa
Kiểm soát thực đơn cho người bệnh đột quỵ
Người đột quỵ cần kiểm soát năng lượng
Nên giảm bớt năng lượng để giảm hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, tránh tình trạng tăng cân không mong muốn. Năng lượng khuyến cáo là từ 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày. Ví dụ, nếu cân nặng của bệnh nhân là 50kg thì năng lượng cần thiết khoảng 1500 – 1750 kcal/ngày.

Ảnh minh họa
Về đạm
Lượng đạm bổ sung ít hơn so với người bình thường, cụ thể là 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nếu người bệnh có suy thận, cần giảm thêm lượng đạm theo khuyến nghị của bác sĩ để bảo vệ chức năng thận.
Về chất béo
Chất béo nên giữ ở mức 25 – 30g/ngày, giúp cơ thể có đủ năng lượng mà không gây ra tác hại cho sức khỏe, đồng thời hạn chế cholesterol dưới 300 mg/ngày.
Về acid folic
Mỗi ngày cần dùng ít nhất 300 mcg acid folic, giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Về Omega-3
Bạn nên bổ sung tối đa 3.000mg Omega-3 từ dầu cá cho bệnh nhân đột quỵ để bảo vệ tim mạch cũng như hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.

Ảnh minh họa
Về khoáng chất và vitamin
Bổ sung kali, các vitamin và muối khoáng để duy trì cân bằng điện giải và chức năng cơ thể.
Về muối
Giảm lượng muối tiêu thụ xuống 4 – 5g/ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Về thực phẩm
Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu tốt, tốt nhất nên chọn thực phẩm dạng mềm lỏng như cháo, súp, sữa để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Về tần suất ăn
Bệnh nhân đột quỵ tránh ăn quá no, ăn khoảng 3 – 4 bữa/ngày là hợp lý, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không làm quá tải hệ tiêu hóa.
Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bệnh đột quỵ

Ảnh minh họa
Chế biến và bảo quản thực phẩm thật cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thức ăn cho bệnh nhân đặt ống thông phải ở dạng lỏng, được xoay nhuyễn, ưu tiên các món như cháo xay, súp, thức ăn hầm nhuyễn, cháo, bột dinh dưỡng.
Ưu tiên các thực phẩm giàu năng lượng, giàu dinh dưỡng, tránh các thực phẩm ít năng lượng có thể làm tăng thể tích thức ăn, gây khó khăn trong việc cho bệnh nhân ăn.
Tốt nhất là ăn bữa nào chế biến bữa đó. Tránh việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bảo quản thực phẩm quá lâu, hoặc nấu đi nấu lại sẽ làm mất dinh dưỡng của món ăn.

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.