Ngày 26/6, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển - Uông Bí, cho biết khi nhập viện bệnh nhân đau đầu nhiều, khoảng 30 phút sau đột ngột ngừng tim, ngừng thở, mất ý thức, chẩn đoán ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp.

Theo bác sĩ, người bệnh bị tắc hoàn toàn động mạch vành trái. Đây là mạch máu chính của tim, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu cho các cơ quan của tim. Sau cấp cứu tim đập lại, bác sĩ đặt stent mạch vành cho người bệnh, lập lại lưu thông dòng chảy để kịp thời cung cấp máu cho tim.

Sau can thiệp, tình trạng nhồi máu cơ tim được kiểm soát. Tuy nhiên, bệnh nhân bị suy đa tạng nặng do ngừng thở lâu, tiếp tục thở máy, an thần, lọc máu liên tục, hồi sức tạng.

Hiện, tình trạng người bệnh cải thiện, chức năng các tạng đã hồi phục.

Ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Mục đích cao nhất của cấp cứu ngừng tuần hoàn là duy trì nhịp thở, quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể.

Khi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn, bệnh nhân đối diện với nguy cơ thiếu máu mang oxy tới cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hoặc biến chứng tổn thương não vĩnh viễn trong thời gian vài phút. Nếu phát hiện sớm và cấp cứu nhanh chóng, đúng cách thì nạn nhân có thể thoát được những mối nguy này.

Theo lý thuyết, người bệnh không có mạch, tim không đập trở lại sau khi ép tim ngoài lồng ngực và hỗ trợ thở oxy (CPR) 30-60 phút, tức là cấp cứu không thành công.

ep-tim-thoi-ngat-cuu-nguoi-ngung-tho-1499837380.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jFWe7LdO0xXwT6VCxaUbVQ
Ép tim thổi ngạt cứu người ngưng thở

Các bước cấp cứu người ngưng tim, ngưng thở. Video: Bệnh viện cung cấp

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022