"Bụng mềm như bông, các loại bệnh tật sẽ không quấy rầy"

"Bố ơi, có phải bụng to của bố có chút bất thường không?" - đó là câu là con gái hay nói với chú Lý (sống ở Trung Quốc). Theo thông tin chia sẻ trên các trang truyền thông, chú Lý năm nay ngoài 50 tuổi và có "bụng bia" ngày càng rõ. 

Sở dĩ chú gọi chiếc bụng to của mình là "bụng bia" là nghĩ rằng tăng cân ở tuổi trung niên là bình thường, các bạn chú có "bụng bia" nên chú cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, "bụng bia" của chú Lý có phần khác biệt so với những người bạn của mình. Trong khi những người khác đều béo toàn thân cả bụng thì chú Lý chỉ có bụng béo và săn chắc, tay chân lại rất gầy, trông không tương thích.

bung-to-1-1723896926551402614969.jpg

Ảnh minh họa

Chú Lý thì cho rằng do mình uống quá nhiều bia nên bụng to như vậy nhưng con gái chú lại cảm thấy có gì đó không ổn. Sau nhiều lần con gái thuyết phục, người đàn ông này đã đến bệnh viện kiểm tra thì không ngờ được kết luận chỉ số khối u trong bụng cao.

Trường hợp của chú Lý phù hợp với câu nói "bụng mềm như bông, các loại bệnh tật sẽ không quấy rầy". Vậy, sự mềm và cứng của bụng có thực sự liên quan đến bệnh tật hay không?

  • Người phụ nữ bật khóc, tưởng đơn giản là bụng to vì tăng cân, không ngờ có khối u lớn tới 16cmĐọc ngay

Bụng là bộ phận tập trung hầu hết các cơ quan của con người, nó giống như một "màng bảo vệ" cho từng cơ quan nội tạng, bao bọc dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy, lá lách, ruột già, thận, ruột non, buồng trứng và các cơ quan khác.

Bụng mềm có nghĩa là ruột thải bỏ cặn thức ăn kịp thời. Ở một mức độ nhất định, nó cũng có thể cho thấy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.

Nếu cảm thấy bụng quá cứng, bạn nên cảnh giác xem chức năng nội tạng có vấn đề hay không. Khi có khối u bên trong bụng sẽ cản trở việc thải phân, khiến bụng càng cứng hơn, kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng.

base64-17238969908221183018249.jpeg

Ảnh minh họa

Ngoài ra, bụng cứng có thể là dấu hiệu cơ thể dư thừa mỡ, dẫn đến lớp mỡ dưới da dày lên. Nhóm người này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

Sun Zhijia, Giám đốc Khoa Nội tại Bệnh viện liên kết thứ ba của Đại học Y học Quảng Châu (Trung Quốc), cho biết, từ góc độ y học hiện đại, bụng mềm có nghĩa là không có sự tăng sản hay xơ cứng rõ ràng của các cơ quan trong bụng. Nếu sờ thấy xơ cứng và nốt sần, điều này có thể do tổn thương. Vì vậy, độ mềm và độ cứng của bụng có mối liên hệ nhất định với sức khỏe.

Bụng càng to, nguy cơ suy giảm nhận thức càng tăng

Béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê là một trong mười yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật. Đây là một căn bệnh độc lập và liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường loại 2, tăng huyết áp, đột quỵ cùng các bệnh ung thư khác.

Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet, của nhóm Tiến sĩ Theresia Mina tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, đã tiết lộ một mối nguy hiểm lớn khác của bệnh béo phì. Đó là bụng càng to thì não càng bị tổn thương nhiều.

bung-to-3-1723896926446931106184.jpg

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 8.000 người châu Á và phát hiện ra rằng béo phì quá mức là một trong những yếu tố nguy cơ chuyển hóa chính dẫn đến suy giảm nhận thức. Cứ tăng thêm 0,27g mỡ nội tạng dư thừa, mức độ suy giảm chức năng nhận thức sẽ tăng thêm 0,7 năm.

Chất béo trong cơ thể con người chủ yếu có thể được chia thành hai loại là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da là chất béo ngay phía dưới da, còn mỡ nội tạng là chất béo xung quanh các cơ quan như gan, dạ dày, ruột.

Nghiên cứu cho thấy lượng mỡ nội tạng tăng, tỷ lệ vòng eo/hông tăng và cholesterol HDL (chất béo tốt) thấp hơn có liên quan đến việc giảm chức năng nhận thức. Điều này cũng có nghĩa là giảm mỡ nội tạng sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

Bụng thường có thể được dùng như một "phong vũ biểu" về sức khỏe. Khi phát hiện những bất thường này ở bụng, bạn nên hết sức cảnh giác và cần đi khám ngay.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022