edit-bs-dung-tham-kham-cho-bn-17368182804451515912174-0-0-1600-2560-crop-17368182888021682172047.jpegThanh niên 30 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân do thói quen tai hại giới trẻ Việt hay gặp

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận mạn đang có xu hướng trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua, các bác sĩ nơi đây đã ghi dấu ấn đáng nhớ khi thực hiện thành công ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên, mang lại cuộc sống mới cho một bệnh nhi 12 tuổi mắc suy thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh nhi là bé gái 12 tuổi ở Bắc Giang, đã sống chung với bệnh suy thận mạn từ năm 2017 và phải điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng suốt nhiều năm qua. Bé đã gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến dạng xương, chậm lớn, thiếu máu và suy tim. Hy vọng sống của bé lóe lên khi Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thông báo về một trường hợp hiến tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương vào tối ngày 18/12/2024.

base64-17371774174171781209124.jpeg

Hai bố con xúc động nắm chặt tay nhau trong ngày ra viện. Ảnh: BVCC

GS.TS Trần Minh Điển cho biết: Bệnh viện đã cử một ekip bác sĩ của khoa Ngoại Tiết niệu vào Bình Dương ngay sáng sớm ngày 19/12/2024 để tham gia lấy tạng và tiếp nhận thận được hiến. Song song với đó, ekip gây mê, phẫu thuật, các chuyên khoa Ngoại Tiết niệu, Thận và Lọc máu, Gây mê hồi sức, Hồi sức ngoại, Chẩn đoán hình ảnh, Ngân hàng máu, Sinh hóa, Huyết học,… tại Bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng phòng mổ, trang thiết bị, thuốc men,… để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi nhất. 

Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, sự hộ tống của cảnh sát giao thông và sự giúp đỡ của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, quả thận từ người cho đã được vận chuyển trong điều kiện bảo quản nghiêm ngặt và nhanh nhất có thể để đưa về Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội.

Người hiến là một bệnh nhân 47 tuổi, đã được chẩn đoán chết não sau nỗ lực điều trị của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Với tấm lòng nhân đạo “cho đi là còn mãi”, gia đình người bệnh đã đồng ý hiến mô, tạng của người thân để cứu sống nhiều người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo khác.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bệnh viện Nhi Trung ương đã khẩn trương triển khai các bước cần thiết. Đội ngũ bác sĩ phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để chuẩn bị cho quá trình lấy thận và vận chuyển tạng về Hà Nội. 

Kỹ thuật ghép thận từ người cho sống đã trở thành quy trình thường quy tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bệnh viện thực hiện ghép thận từ người cho chết não. Quá trình ghép được diễn ra với các quy trình khắt khe, nghiêm ngặt như các ca ghép thận thông thường.

“Chúng tôi đã tiến hành xử lý các mô mỡ, các tổ chức từng mạch máu và sửa lại mạch của thận hiến, sau đó nối tĩnh mạch, động mạch thận của người cho vào tĩnh mạch, động mach chủ của người nhận. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là do quá trình vận chuyển thận từ xa về, vậy nên ekip phẫu thuật phải thực hiện ghép rất khẩn trương, để đảm bảo quả thận được tưới máu sớm nhất có thể.

Cả một quá trình 24 giờ từ khi vào Bình Dương nhận thận hiến đến khi trở về vào ngay phòng mổ để phẫu thuật cho bệnh nhi, tôi không thấy mệt, chỉ thấy rất hạnh phúc vì đã có thể giúp cháu bé có cơ hội hồi sinh sự sống” – ThS.BS Lê Anh Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp tham gia kíp lấy thận và ghép thận cho bệnh nhi chia sẻ.

base64-17371775245942086312621.jpeg

TS.BS Đặng Ánh Dương dõi sát sao quá trình hồi sức của bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Sau 2 giờ phẫu thuật, ca ghép thận đầy căng thẳng, thách thức đã diễn ra thành công trong sự vui mừng vỡ òa của cả ekip.

Sau 03 ngày hồi sức tích cực, chức năng của thận ghép của trẻ diễn biến tốt ngoài mong đợi, bệnh nhi không còn tình trạng suy thận và được chuyển về Khoa Thận và Lọc máu để tiếp tục theo dõi, điều trị. Hiện tại, sức khỏe của trẻ đã hoàn toàn ổn định và được ra viện.

Hiến tạng cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, để một phần cơ thể của người cho vẫn được tiếp tục sống và hồi sinh cho nhiều cuộc đời khác. Hy vọng rằng, sẽ có ngày càng nhiều những trái tim nhân hậu của người bệnh và các gia đình sẵn sàng vượt qua nỗi đau, mất mát để gieo mầm sự sống, hạnh phúc cho nhiều gia đình và người bệnh khác.

PGS.TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện cam kết tập thể y bác sĩ Bệnh viện sẽ luôn nỗ lực để những quả thận, những phần tạng được hiến có thể về với các em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo an toàn nhất, từ đó, giúp các bệnh nhi thoát khỏi các tình trạng bệnh lý mãn tính nặng nề như suy thận mạn, suy gan, suy tim.

bien-chung-benh-tieu-duong-17335415825411418069166-123-0-917-1271-crop-1733542174467811286674.jpgNhập viện vì suy thận, loét gót chân, người bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng là do không kiểm soát tốt đường huyết, chế độ ăn uống thiếu tuân thủ và chỉ uống thuốc khi đường huyết lên cao...

ghep-than-thanh-cong-bv-nhi-tw-2-1726812572379-17268125734641898026267-151-0-557-650-crop-17268128657021415550467.jpgGhép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

GĐXH – Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của bệnh viện.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022