mat-trang-1-1722008516991941225998-1722138277889-17221382787581137143048-1722218114132-17222181146241000053470-17-0-534-827-crop-17222181533871166530739.pngKhi nào Mặt Trăng sẽ biến mất khỏi Trái Đất?

GĐXH - Mặt Trăng đang di chuyển ngày một xa khỏi Trái Đất và cũng đang khiến hành tinh của chúng ta quay chậm lại.

Vì sao thiên thạch chỉ rơi vào những nơi hoang vu?

photo-1-16154456800851786877988-1615451987387-1615451987759395972225-1722840025231-17228400257651388217735.png

Có một thế lực đang bảo vệ chúng ta khỏi thảm họa thiên thạch, đó chính là các cơ quan hàng không vũ trụ. Ảnh: Sohu

Trong hành trình tồn tại của Trái Đất, đôi khi hành tinh xanh gặp phải những "vị khách không mời" lao thẳng vào bầu khí quyển và hạ cánh xuống mặt đất, đó chính là các thiên thạch.

Thiên thạch có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ nhưng do bị bốc cháy trong quá trình ma sát với bầu khí quyển nên hầu hết chúng đều tiêu giảm kích thước, hoặc nổ tung trước khi tiếp đất. Tuy nhiên, nếu một thiên thạch cỡ lớn rơi xuống Trái Đất, sức công phá của nó sẽ chẳng thua gì một vụ nổ hạt nhân, san phẳng hàng trăm km xung quanh.

Điều may mắn là lịch sử nhân loại ghi nhận rất ít trường hợp thiên thạch rơi xuống khu vực đông dân cư, hầu hết những trường hợp thiên thạch rơi đều ở vùng hoang vu không có người sinh sống.

Câu trả lời không quá bí ẩn, thực tế, khả năng một thiên thạch rơi trúng thành phố là rất nhỏ. Đại dương của chúng ta chiếm khoảng 71% bề mặt Trái Đất và 90% sinh quyển, diện tích đất liền vốn đã nhỏ, diện tích khu vực tập trung dân cư lại càng nhỏ hơn.

Vậy nên, các thành phố rộng lớn với con người vốn dĩ chỉ là những điểm tí hon trên bản đồ Trái Đất, khả năng rơi trúng của thiên thạch rất hy hữu.

Ngoài ra, nếu nói tới một thế lực đang âm thầm bảo vệ loài người khỏi thảm họa thiên thạch thì đó không ai khác ngoài chính chúng ta.

Trong thời điểm khoa học công nghệ tiên tiến, những quốc gia phát triển đều có cơ quan giám sát không gian vũ trụ, đưa ra cảnh báo về hướng đi của các thiên thạch từ rất sớm.

Trong trường hợp thiên thạch có xu hướng rơi vào thành phố, các cơ quan này sẵn sàng phóng tên lửa để phá hủy thiên thạch hoặc đơn giản là đưa ra các biện pháp đổi hướng như dùng lực hấp dẫn kéo thiên thạch hay tạo ra các vụ va chạm.

Theo NASA, chúng ta chỉ cần chạm một lực vừa đủ để đẩy thiên thạch khỏi đường bay của nó mà không gây sứt mẻ gì cho cả đôi bên.

Trang Space.com lại nêu rằng, chỉ cần một lực di chuyển với tốc độ 1,6 km/giờ cũng có thể làm chệch hướng bay của thiên thạch đến 273.500 km, nếu chúng ta bắn trước thời điểm va chạm ước tính giữa thiên thạch với Trái Đất khoảng 20 năm.

Bất ngờ về nguồn gốc các thiên thạch rơi xuống Trái đất

bennu1-17228400664541672491210.jpg

Thiên thạch là mảnh của tiểu hành tinh hoặc sao chổi rơi xuống Trái đất. Ảnh: NASA

Các nhà khoa học từ lâu cho rằng, những thiên thạch rơi xuống Trái đất xuất phát từ các thiên thể khác nhau trong vành đai tiểu hành tinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy, các thiên thạch này có thể có một nguồn gốc chung và chưa được biết đến.

Nghiên cứu mới về nguồn gốc các thiên thạch va vào Trái đất xem xét đá trầm tích biển chứa các thiên thạch hơn 500 triệu năm, kiểm tra 15 khung thời gian khác nhau và phát hiện ra tất cả đều bắt nguồn từ vành đai tiểu hành tinh, nhưng không rõ vị trí cụ thể nào trong vành đai tiểu hành tinh.

"Chúng tôi lập luận rằng, các thiên thạch và tiểu hành tinh nhỏ được chuyển đến Trái đất trong thời gian sâu không liên quan cơ bản đến chuỗi sự kiện hình thành gia đình tiểu hành tinh" - nhà nghiên cứu Fredrik Terfelt và Birger Schmitz, Đại học Lund, Thụy Điển, viết trong phần tóm tắt của nghiên cứu.

"Một quá trình phân phối khác vẫn chưa được biết đến, dường như có liên quan đến một khu vực giới hạn trong vành đai tiểu hành tinh" - các nhà nghiên cứu nói thêm.

Nhóm nghiên cứu nhận định, thiên thạch thường đến từ một khu vực rất nhỏ trong vành đai tiểu hành tinh. Thêm vào đó, các thiên thạch được đẩy ra "ổn định đáng kể trong 500 triệu năm qua".

Trả lời phỏng vấn Inverse, Giáo sư Birger Schmitz cho biết, ông đã đi nhiều nơi trên thế giới - California (Mỹ), Thụy Điển, Trung Quốc và Nga - để lấy nhiều mẫu đá trầm tích và kiểm nghiệm. Sau khi xem xét, ông nhận thấy có nhiều câu hỏi hơn cần giải đáp về nguồn gốc của các thiên thạch.

"Đó là một vấn đề với nghiên cứu của chúng tôi đồng thời là một vấn đề cho khoa học ngày nay, một vấn đề lớn. Chúng ta không biết các thiên thạch chiếm ưu thế trong dòng chảy đến từ đâu ở vành đai tiểu hành tinh" - Giáo sư Schmitz nói.

Hầu hết tiểu hành tinh đều ở trong vành đai tiểu hành tinh chính - khu vực trong không gian giữa sao Hỏa và sao Mộc. Theo NASA, sự tồn tại của hơn 1 triệu tiểu hành tinh đã được xác nhận nhưng vẫn còn nhiều tiểu hành tinh chưa được xác định.

Những mảnh của tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi đi vào bầu khí quyển Trái đất trở thành sao băng hoặc cầu lửa trong khi những mảnh rơi xuống Trái đất được gọi là thiên thạch.

Tìm hiểu nguồn gốc thiên thạch không chỉ giúp nhân loại hiểu rõ hơn về cách Hệ Mặt trời hình thành mà còn cả những loại thiên thể nào có thể gây nguy hiểm cho Trái đất, theo Giáo sư Schmitz.

Nghiên cứu mới về nguồn gốc thiên thạch đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội

Mua nhà, đất đầu tư, cần nắm rõ quy định diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022