Nước là nguồn gốc của sự sống, cơ thể con người cần được cung cấp đủ nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất, tuần hoàn tốt, đồng thời bảo vệ hệ tiết niệu. Nếu uống không đủ nước hoặc uống nước sai cách, rất nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ gặp vấn đề và tuổi thọ cũng bị cắt ngắn không thương tiếc.

Nhưng trên thực tế, có rất nhiều quan niệm sai lầm trong việc uống nước và hầu hết mọi người chỉ uống nước theo thói quen, sở thích. Vì vậy, bác sĩ Gao Minmin (Đài Loan, Trung Quốc) đã liệt kê ra 5 loại nước nhiều người uống hàng ngày mà không hay nó gây hại ra sao.

1. Nước suối thiên nhiên

Không ít người cho rằng nước suối trong và 100% từ thiên nhiên nên thậm chí còn sạch, tốt hơn nước lọc, nước đóng chai. Tuy nhiên, sự thật thì hoàn toàn khác.

1000f5008482711471xkbpsszysselhrqbomaqxzz3e0ob-17232996403201295252229-1723341408094-17233414082441801208641.jpg

Nước suối thiên nhiên chưa qua khử trùng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, mầm bệnh (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Gao cho biết: “Mặc dù suối núi rất giàu khoáng chất nhưng chúng tôi không khuyến khích uống vì có thể chứa trứng ký sinh trùng và vi khuẩn cùng nhiều mối nguy sức khỏe mà mắt thường không nhìn thấy được. Không hiếm các vụ ngộ độc, nhiễm khuẩn amip ăn não do uống nước suối ngoài thiên nhiên. Nhất là nếu bạn mới uống lần đầu, uống tại các điểm du lịch - tham quan”.

Ông phân tích thêm rằng nước suối trên núi cũng có thể bị ô nhiễm bởi phân động vật. Các vi khuẩn phổ biến trong đó bao gồm Shigella, Escherichia coli, Leptospira… nguy hiểm. Ngoài bệnh tiêu chảy và sốt cao, phân có máu, bệnh gan… cũng có thể xảy ra các tình trạng nghiêm trọng như áp xe, suy thận, nhiễm trùng huyết…

2. Nước đun sôi lại nhiều lần

“Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, ký sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Vì vậy uống nước đun sôi là tốt, chỉ có điều nếu bạn đun nóng lại nó nhiều lần thì lại thành tự rước độc vào thân. Tốt nhất là chỉ nên đun sôi nước đến 100 độ C, uống ở nhiệt độ phù hợp, nếu để nguội thì không nên hâm nóng lại hoặc chỉ hâm nóng duy nhất 1 lần” - bác sĩ Gao nhắc nhở.

Nước được đun nóng nhiều lần sẽ khiến tính chất hóa học của nó thay đổi. Ví dụ như một số khoáng chất có thể kết tủa, làm cho nước ít dinh dưỡng hơn trước và gây hại cho gan, thận. Đồng thời lại làm tăng nồng độ nitrit. Đây là một chất có khả năng gây hại và nếu hấp thụ quá mức có thể gây hại cho sức khỏe con người, phổ biến như gây ngộ độc và ung thư.

3. Nước đun sôi để lâu ngoài không khí, nước để qua đêm

Như bác sĩ Gao đã nói, đun sôi nước thật sự có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng hiệu quả này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó, vi khuẩn sẽ tái xâm nhập vào nước.

Ông nói: “Trong 3 - 6 giờ sau khi đun, vi khuẩn sẽ dần phát triển trở lại. Sau 16 giờ, số lượng vi khuẩn sẽ tăng đáng kể. Sau 36 giờ, lượng vi khuẩn sẽ ngang với trước khi đun sôi. Thực tế, bạn nên uống nước trong vòng 2 giờ sau khi đun để đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn. Tức là nước để càng lâu thì càng bẩn, dù bạn đã đun sôi hay không.

Còn uống nước đun sôi để quá thời gian này hay để qua đêm, nhất là không che chắn cẩn thận sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, hại dạ dày, nhiễm khuẩn… Tuyệt đối không trữ nước suốt tuần và nên dùng chai thủy tinh để chứa nước, không nên dùng nhựa tái chế, nhựa kém chất lượng".

4. Nước quá lạnh, nước đá

Uống nước quá lạnh, đặc biệt là nước đá tuy mang lại sự sảng khoái nhất thời nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe.

Bác sĩ Gao cho biết: “Nguyên nhân là do nước đá lạnh có nhiệt độ quá thấp, có thể khiến khiến nhiệt độ bên trong cơ thể bị giảm đột ngột, bị co mạch, tắc nghẽn mạch máu. Sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn uống vào những thời điểm như đêm khuya hay sáng sớm, ngay cả vào mùa hè. Nước lạnh, nước đá cũng không tốt cho hô hấp, thận và gan. Lạm dụng nước đá lạnh khiến cho mạch máu ở niêm mạc dạ dày co lại, gây đau dạ dày và tiêu chảy”.

Ông cũng nhắc nhở thêm rằng, nữ giới càng cần hạn chế uống nước quá lạnh, nhất là trong những ngày “tới tháng”. Bởi nó có thể rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, nặng hơn nữa là tổn thương tử cung, ảnh hưởng tới sinh sản.

5. Nước quá nóng

Không chỉ nước quá lạnh, nước quá nóng cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Theo bác sĩ Gao, niêm mạc họng và thực quản của con người có thể chịu được nhiệt độ khoảng 40 đến 50 độ C. Nên khi uống nước quá nóng có thể gây bỏng rát, tổn thương, viêm loét thực quản.

3739aa169143f910147bc65e5495fb71-17232997197882053396257-1723341408901-17233414090671348126347.jpg

Nhiệt độ nước quá lạnh hay quá nóng đều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

“Khi bị tổn thương thường xuyên, các tế bào niêm mạc có xu hướng tăng sinh, khiến niêm mạc dày lên để chống đỡ những thương tổn từ nước nóng. Sau thời gian dài, cơ quan này ngày càng dày và mất đi sự nhạy cảm, biến dần thành ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã nhận định việc uống nước nóng trên 65 độ là tác nhân gây bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản” - ông cảnh báo.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022