Cau mày

download-2025-05-07T164114-355-1924-3053-1746611615.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pi7EpcmWqcTHl8_0eUl3IQ

Ảnh: Sohu

Các chuyên gia cho rằng biểu cảm khuôn mặt có vai trò quan trọng trong việc định hình đường nét da mặt. Trong đó, cau mày là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vùng giữa hai lông mày xuất hiện nếp nhăn sớm và ngày càng rõ.

Hành động cau mày thường xảy ra khi con người gặp căng thẳng, không tìm ra giải pháp cho công việc hoặc cần sự tập trung cao độ. Khi đó, việc co cơ vùng trán không chỉ giúp giảm ánh sáng lọt vào mắt mà còn hỗ trợ tập trung hơn vào mục tiêu trước mắt. Tuy nhiên, nếu duy trì biểu cảm này trong thời gian dài, các cơ mặt dễ bị quá tải, dẫn đến hình thành nếp nhăn.

Ngoài cau mày, các biểu hiện cảm xúc tiêu cực như mím môi, mút má, cắn môi dưới... cũng có thể xuất hiện khi con người làm việc trong trạng thái căng thẳng. Những hành động vô thức này, nếu lặp lại thường xuyên, có thể trở thành thói quen cơ mặt, ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da và làm gia tăng dấu hiệu lão hóa sớm.

Nghiến răng

download-2025-05-07T165017-134-9061-6742-1746611615.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JhoKa-iNSWXM-R682kLn3Q

Ảnh: Sohu

Thói quen nghiến răng – dù vô thức hay chủ động – không chỉ ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, còn làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Theo các chuyên gia, việc sử dụng cơ nhai quá mức khiến nhóm cơ này phát triển mạnh, dẫn đến hiện tượng vùng hàm nhô ra, làm khuôn mặt trở nên bè rộng, mất cân đối.

Cơ nhai là nhóm cơ cần thiết để duy trì chuyển động hàm, nhưng khi bị co bóp liên tục do nghiến răng, chúng dễ trở nên mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng này có thể gây đau lan từ vùng má lên đến thái dương, thậm chí dẫn đến co cứng cơ và rối loạn khớp thái dương hàm – một hội chứng gây đau đớn khi há miệng, phát ra âm thanh "lục cục" và làm biến dạng gương mặt với biểu hiện miệng lệch, khuôn hàm mất cân đối.

Nguyên nhân của nghiến răng thường liên quan đến tâm lý, xuất hiện khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu hoặc tập trung cao độ, tương tự phản xạ cau mày. Nếu không kiểm soát, thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn để lại hậu quả thẩm mỹ lâu dài.

Làm thế nào để tránh những thói quen xấu vô thức?

Bước đầu tiên là nhận thức được những thói quen nhỏ vô thức của bản thân. Cho dù đặt một chiếc gương nhỏ tại nơi làm việc hay dán nhãn lên máy tính, bất cứ điều gì nhắc nhở bạn chú ý đến biểu cảm khuôn mặt theo thời gian đều có thể hiệu quả. Khi bạn thấy mình đang cau mày/nghiến răng/mím môi, hãy cố gắng thư giãn các cơ mặt. Dần dần bạn sẽ có thể loại bỏ thói này theo thời gian.

1. Thay thế sự cau mày bằng nụ cười

Nghiên cứu cho thấy việc mỉm cười không chỉ mang lại cảm xúc tích cực mà còn có tác dụng sinh lý trong việc giảm biểu cảm cau có. Khi cười, cơ gò má chính hoạt động, từ đó làm giảm sự co thắt của cơ mi – nguyên nhân chính gây nên biểu hiện cau mày.

Việc chủ động mỉm cười có thể thay thế phản xạ cau có một cách tự nhiên, giúp cải thiện diện mạo và góp phần điều chỉnh trạng thái cảm xúc theo hướng tích cực.

2. Duy trì tư thế cắn đúng một cách có ý thức

Trong điều kiện bình thường, các răng không nên chạm vào nhau. Khi môi trên và môi dưới khép nhẹ, một khe hở nhỏ sẽ hình thành giữa hai hàm, giúp các cơ quanh hàm được thư giãn. Việc duy trì trạng thái này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cơ và mỏi khớp hàm.

Ngoài việc điều chỉnh tư thế hàm, người đọc có thể áp dụng biện pháp chườm nóng và massage nhẹ vùng cơ liên quan để hỗ trợ thư giãn. Tuy nhiên, cần chú trọng xử lý các yếu tố tâm lý gây căng thẳng – nguyên nhân gốc rễ dẫn đến co cứng cơ và các vấn đề liên quan.

>> Xem thêm: Sai lầm khi cất kem chống nắng làm tăng nguy cơ ung thư da

Hằng Trần (Theo Aboluowang)

Bạn cần tư vấn gì?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022