Lựa chọn ngành nghề phù hợp với xu hướng xã hội và không lo thất nghiệp trong tương lai đang là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Theo VTC News, thống kê của Tổng cục Du lịch, hằng năm, với định hướng phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn, cả nước phải cần đến 40.000 lao động có trình độ. Tuy nhiên hiện nay các trường đào tạo chỉ mới đáp ứng được khoảng 15.000 người. Như vậy, nhân sự trong ngành này đang thiếu hụt rất lớn.

Tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ và kinh nghiệm của mỗi người, mức lương người làm trong ngành Du lịch sẽ có sự khác nhau. Hiện nay, thu nhập của ngành nghề này tương đối ổn định và tăng dần theo tuổi nghề, dao động trong khoảng 10 – 45 triệu đồng/tháng.

Trong đó, với những bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý và có thâm niên thì mức thu nhập cao hơn, dao động từ 40 – 50 triệu đồng/tháng.

photo-3-17212218359712005075883.png

Ngành du lịch là gì, gồm những môn học, chuyên ngành?

Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Khi học ngành Du lịch, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức các môn học đại cương, môn học xã hội và nhân văn, môn học ngoại ngữ. Đặc biệt, sinh viên sẽ phải học các môn chuyên ngành như: Quản trị du lịch, Marketing du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, quản trị kinh doanh lữ hành.

photo-2-1721221834663206436955.jpg

(Ảnh minh hoạ)

Ngành Du lịch gồm 5 chuyên ngành chính, bao gồm:

- Quản trị khách sạn: Ngành học đào tạo những người quản lý các hoạt động của khách sạn, từ lễ tân, buồng, nhà hàng, bar, spa đến các dịch vụ bổ sung khác.

- Quản trị du lịch và lữ hành: Ngành học đào tạo những người tổ chức, điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước.

- Kinh tế du lịch: Ngành học nghiên cứu về các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, bao gồm các vấn đề về tài chính, marketing và quản trị.

- Truyền thông - Marketing du lịch: Ngành học đào tạo những người thực hiện các hoạt động truyền thông, marketing cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

- Hướng dẫn viên du lịch: Ngành học đào tạo những người hướng dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu về các địa điểm du lịch.

Ngoài ra, còn có một số ngành học khác liên quan đến du lịch, chẳng hạn như:

- Quản trị nhà hàng: Ngành học đào tạo những người quản lý các hoạt động của nhà hàng, từ chế biến, phục vụ đến quản lý nhân sự.

- Quản trị dịch vụ giải trí: Ngành học đào tạo những người quản lý các hoạt động giải trí, vui chơi, nghỉ dưỡng.

- Quản trị vận tải du lịch: Ngành học đào tạo những người quản lý các hoạt động vận tải du lịch, chẳng hạn như hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy.

Học ngành Du lịch có thể làm ở các vị trí nào?

- Quản lý du lịch: Người làm tại các vị trí trong ngành du lịch, lưu trú phải có kiến thức chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hướng dẫn, chỉ đạo nhân sự. Công việc của một nhà quản lý du lịch khá đa dạng như quản lý tour du lịch, quản lý dòng tiền kinh doanh, quản lý hướng dẫn viên du lịch, theo dõi quy trình vận hành,…

- Điều hành tour du lịch: Người điều hành có trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức chuyến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng,… nhằm đảm bảo chuyến đi diễn ra theo kế hoạch. Công việc cụ thể của người làm điều hành du lịch là: Thực hiện các giao dịch, thoả thuãn, thuyết phục khách hàng về dịch vụ du lịch; Làm việc với các nhà cung cấp để đàm phán mức giá và chất lượng nhằm đem lại lợi ích cho công ty; Phân công công việc cho hướng dẫn viên du lịch; Lập báo cáo hàng ngày để quản lý tình hình hoạt động,...

- Hướng dẫn viên Du lịch: Người hướng dẫn viên sẽ là người giới thiệu, giải thích, trình bày cho khách du lịch về lịch sử, văn hóa, con người tại địa điểm tham quan. Vị trí này buộc người theo nghề phải có sức khỏe tốt, vốn hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề nhanh chóng.

- Nhân viên Marketing mảng du lịch: Công việc chính của người làm nghề sẽ bao gồm tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm du lịch như dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tư vấn thông tin,…

photo-1-17212218335851033650293.jpeg

(Ảnh minh hoạ)

Những tố chất cần có khi theo ngành Du lịch

- Hoà đồng và kiên nhẫn: Đây là ngành nghề dịch vụ nên người làm nghề cần làm hài lòng khách hàng. Kỹ năng dịch vụ khách hàng xuất sắc là tất cả về việc hiểu nhu cầu của khách hàng và có thể mang lại trải nghiệm dịch vụ khách hàng tích cực.

- Sẵn sàng tiếp thu những điều mới: Các doanh nghiệp khách sạn và du lịch có nhiều khả năng giao dịch với các khách hàng thuộc nhiều quốc tịch và nền tảng văn hóa khác nhau. Chính vì thế, người làm trong nghề cần liên tục đổi mới, học hỏi mới có thể thích nghi với sự phát triển nhanh của ngành Du lịch.

- Làm việc nhóm và giao tiếp tốt: Các kỹ năng giao tiếp đặc biệt được đánh giá cao trong hầu hết các ngành, đặc biệt là với ngành Du lịch. Người làm ngành nghề này hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi, quốc tịch và tính khí khác nhau. Do đó, điều quan trọng là có thể giao tiếp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu công việc.

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022