Đây là tổng điểm ba môn theo tổ hợp xét tuyển, công điểm ưu tiên (nếu có), theo thông báo của trường tối 17/7.
28 ngành đào tạo của trường năm nay như sau:
Năm nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 2.300 sinh viên, bằng 6 phương thức.
Điểm mới so với năm ngoái là trường xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, HSK và HSKK, JLPT, TOPIK II) kết hợp điểm thi tốt nghiệp.
Các phương thức còn lại tương tự năm ngoái, gồm tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; xét chứng chỉ quốc tế; xét điểm thi đánh giá năng lực; điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Học phí của trường gồm ba mức, từ 15 đến 30 triệu đồng. 6 ngành có mức thu cao nhất là Báo chí, Tâm lý học, Quốc tế học, Quản trị khách sạn, Quan hệ công chúng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Năm ngành thu học phí 25 triệu đồng một năm là Khoa học quản lý, Đông phương học, Quản lý thông tin, Quản trị văn phòng, Văn học. Với 17 ngành còn lại, học phí là 15 triệu đồng.
Điểm chuẩn năm 2023 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội khoảng 20-28,78, cao nhất là ngành Quan hệ công chúng ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Bốn ngành lấy trên 28 điểm là Báo chí, Đông phương học, Hàn Quốc học và Tâm lý.
Thí sinh thi tốt nghiệp tại trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP HCM, hồi tháng 6. Ảnh: Quỳnh Trần
Năm nay, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7.
Phụ huynh và các em có thể truy cập trang Tra cứu đại học của VnExpress để xem biến động điểm chuẩn các năm theo ngành, trường. Hệ thống cũng đưa ra gợi ý nhóm ngành, trường năm ngoái có điểm chuẩn tiệm cận mức điểm thí sinh đạt được theo từng tổ hợp.
Điểm chuẩn đại học được công bố trước 17h ngày 19/8.
Bình Minh