Trong tâm lý học có một quy luật được gọi là "Định luật Mehrabian" hay còn được gọi là "Quy tắc 7-38-55". Định luật này chỉ ra rằng, trong giao tiếp giữa các cá nhân, 55% quá trình giao tiếp liên quan đến biểu cảm, thái độ, ngôn ngữ cơ thể, 38% liên quan đến ngữ điệu chẳng hạn như âm lượng, giọng nói và 7% còn lại liên quan đến nội dung cuộc trò chuyện.

Nói cách khác, khi chúng ta giao tiếp, thái độ, cử chỉ và ngữ điệu là rất quan trọng. "Định luật Mehrabian" cũng có thể áp dụng trong giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ gia đình sẽ rất tốt đẹp, hài hòa khi duy trì "Định luật Mehrabian", sử dụng những lời nói dịu dàng nhất và thái độ hòa nhã nhất để đối xử với người thân.

photo1678418407663-16784184078341516502445-1681007614727504000123-17249045215741700228759-1724934088047-17249340885561187506835.jpg

Ảnh minh họa.

01.

Một nhà văn từng chia sẻ câu chuyện của mình. Một lần, cha mẹ cô đến nhà cô chơi. Buổi tối nọ, cô và chồng ngồi trong phòng khách xem một chương trình tranh biện. Xem được một nửa, cả hai bắt đầu tranh cãi vì muốn bảo vệ ý kiến cho bên mà họ ủng hộ. Dần dần, họ bắt đầu nói to tiếng. Lúc này, chồng cô ra dấu hiệu "suỵt", cô mới nhận ra rằng cha mẹ đã đi ngủ, liền hạ giọng xuống.

Kết quả là, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi cô nhẹ nhàng trình bày quan điểm của mình, cả 2 đã cùng xem hết chương trình. Khi cô nói nhỏ, nói chậm lại, giọng điệu liền nhẹ nhàng, thái độ trở nên ôn hòa, không còn kích động như trước nữa.

Trải nghiệm đó khiến cô nhận ra, phần lớn nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là do không kiểm soát được giọng điệu, cảm xúc của mình khi tranh luận.

"Tôi ngày càng cảm thấy rằng, nói to là sự thờ ơ với cảm xúc của người khác. Giảm âm lượng khi nói vài bậc, cảm giác hạnh phúc có thể tăng lên. Việc cãi vã lớn tiếng chỉ đẩy người đối phương ra xa hơn”, cô nói. 

Từ đó, cô bỏ thói quen nói lớn tiếng khi tranh luận điều gì đó với người khác.

Giọng nói lớn thì chói tai, giọng nói nhỏ thì dễ chịu. Khi giao tiếp với mọi người trong gia đình, hãy chú ý đến việc giữ chừng mực trong lời nói, đừng quát mắng người thân hoặc nói lớn tiếng để giải quyết vấn đề.

Không ai có thể cảm nhận được tình yêu từ những lời to tiếng hay quát tháo. Nói chuyện với gia đình bằng những lời nhẹ nhàng, giọng điệu nhỏ nhẹ, gia đình mới tràn đầy yêu thương.

Gia đình là quan trọng nhất, mối quan hệ với người thân cũng cần được chăm chút. Những lời nói nhẹ nhàng nhất là những lời có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất.

Người thực sự thông minh khi giao tiếp với gia đình luôn nhẹ nhàng, từ tốn. Giữa các thành viên trong gia đình, hãy thường nói những lời dễ nghe, gia đình nhất định sẽ ngày càng hạnh phúc, thịnh vượng.

photo1681298024970-16812980251631460060058-17249044223341027276970-1724934089961-17249340900731818308192.jpg

Ảnh minh họa.

02.

Trong cách giao tiếp với con cái, cha mẹ càng lớn tiếng thì trẻ càng khó tập trung vào những điều mà cha mẹ nói. Nói nhỏ nhẹ truyền tải đến trẻ sự vui vẻ, bình tĩnh, còn la hét lớn tiếng khiến trẻ cảm thấy bị áp lực, sợ hãi.

Một blogger từng chia sẻ câu chuyện về một người mẹ "giáo dục con bằng giọng nói nhẹ nhàng".

Khi nhìn thấy bức tường bị con vẽ bậy lung tung, người mẹ không quát mắng mà nhẹ nhàng nói với con: “Con muốn vẽ tranh trên tường đẹp thì phải dùng cọ vẽ chuyên nghiệp. Trước hết, con thử tập vẽ bằng bút sáp trên giấy trước, khi nào con vẽ giỏi, mẹ sẽ mua cọ vẽ cho con, lúc đó con có thể vẽ trên tường”.

Nghe mẹ nói vậy, cậu bé cứng đầu đáp lại: "Con không muốn đâu, mẹ mua cọ vẽ luôn đi ạ”.

Người mẹ vẫn không tức giận, bình tĩnh nói: "Mẹ mua bây giờ thì cũng được thôi, nhưng tường nhà chỉ có bấy nhiêu thôi, con muốn lưu lại trên tường bức tranh đẹp hay bức tranh xấu?"

Cậu bé im lặng một lúc, rồi ngoan ngoãn cầm giấy đi vẽ.

Việc nói chuyện, dạy trẻ bằng giọng nói nhỏ nhẹ khiến trẻ cảm thấy được thấu hiểu và dễ dàng tiếp thu lời dạy của cha mẹ hơn. Sử dụng cách nói chuyện nhẹ nhàng trong việc nuôi dạy con cái là hạnh phúc của trẻ và cũng là hạnh phúc của cha mẹ.

Trên MXH đã từng đặt ra một câu hỏi: "Nếu bạn đang có cuộc sống hạnh phúc, điều bạn muốn cảm ơn cha mẹ nhất là gì?".

1 người dùng MXH đã chia sẻ rằng, điều anh muốn cảm ơn cha mẹ nhất là đã không quát mắng anh khi anh phạm lỗi. Anh chia sẻ, khi còn bé, anh thích đá bóng, có lần anh đá đổ chậu hoa của hàng xóm. Hàng xóm rất tức giận, mắng anh một trận và bố của anh cũng biết việc này. Anh cũng đối mặt với việc sẽ bị bố mắng. Điều anh không ngờ đến là sau khi xin lỗi hàng xóm, bố của anh dẫn anh về nhà rồi nói với anh: "Bố biết hôm nay con không cố ý. Lần tới chúng ta có thể tìm chỗ rộng hơn để đá bóng, con nghĩ sao?". Sau đó, bố của anh đưa anh đến một sân để đá bóng với anh suốt một buổi chiều.

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy người lớn quát mắng trẻ con lớn tiếng, cuối cùng người lớn tức giận còn trẻ con thì không phục.

Là cha mẹ, chúng ta cần kiểm soát cảm xúc của mình, đừng để những lời to tiếng vô ý làm tổn thương con trẻ. Giáo dục con cái bằng giọng nói nhẹ nhàng, tạo cho con một môi trường gia đình ấm áp để con tự tin lớn lên.

photo-2-16653581767021720873271-1665365986024-16653659860821247426500-1724905259091869470402-1724934090964-1724934091108459971599.jpg

Ảnh minh họa.

03.

Trong “Quy tắc Mehrabian” cũng đã chỉ rõ rằng, trong giao tiếp, biểu cảm và thái độ mà bạn thể hiện có tác động lớn đến quá trình giao tiếp và mối quan hệ.

Giữa các thành viên trong gia đình, khi có bất đồng quan điểm, không nên cau có, lớn tiếng khi nói chuyện với nhau. Thấy vẻ mặt vui vẻ của người đối diện, dù cơn giận có lớn đến đâu cũng giảm đi một nửa, và dù vấn đề có lớn cũng có thể giải quyết một cách bình tĩnh.

Biểu cảm vui vẻ tạo nên một tâm trạng tốt, tâm trạng tốt tạo nên một gia đình hạnh phúc. Đối với nhiều người, hạnh phúc là mỗi ngày thấy những người xung quanh mình vui vẻ và bản thân cũng vui cười.

Hãy thường xuyên giữ thái độ vui vẻ khi giao tiếp với mọi người trong gia đình, đừng cau có và không nên nói những lời gay gắt.

Trong một gia đình hạnh phúc, mọi người đều có một “khuôn mặt đẹp”. “Khuôn mặt đẹp” ở đây không phải có làn da trắng sáng hay nhan sắc đẹp, mà là gương mặt hiền hòa, vui vẻ, giọng nói ấm áp.

Nhà văn Lâm Ngữ Đường từng nói: “Hạnh phúc của đời người chỉ gói gọn trong 4 chuyện: Một là ngủ trên chiếc giường trong nhà mình. Hai là ăn thức ăn do cha mẹ nấu. Ba là nghe người yêu tâm tình. Bốn là chơi đùa cùng con cái”.

Xây dựng một gia đình hạnh phúc là sự nghiệp quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Mỗi thành viên trong gia đình hãy thường xuyên nói những lời nhẹ nhàng, dễ chịu, làm những việc chu đáo, gia đình cũng sẽ ngày càng hòa thuận hơn.

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022