Nếu bạn đang lo lắng về việc cha mẹ có trình độ thấp sẽ gây bất lợi cho IQ của con mình, đừng lo lắng về vấn đề này. Bởi một cặp vợ chồng bình thường nhưng biết cách tạo ra một môi trường tốt cho con cái vẫn có thể nuôi dưỡng được những đứa trẻ thông minh.

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard, Mỹ đã kết luận: "Trí thông minh không chỉ do di truyền quyết định", điều này cho thấy tầm quan trọng của việcnuôi dạy con cái. Khi cha mẹ nắm bắt đúng thời điểm, trí thông minh của trẻ có thể được nâng cao đáng kể.

Giáo sư Richard Weissbourd, chuyên gia tâm lý học hành vi trẻ em tại Đại học Harvard, cùng nhóm nghiên cứu của mình đã phát hiện ra rằng, quá trình phát triển não bộ của trẻ em được chia thành 3 giai đoạn. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã bước vào giai đoạn đỉnh cao phát triển não bộ đầu tiên.

3 giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ trẻ

Giai đoạn phát triển đỉnh cao đầu tiên của não bộ: 0-3 tuổi

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trí thông minh cao hay thấp phụ thuộc vào tần suất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. Kết nối càng nhanh, trẻ càng thông minh. Trước 3 tuổi, trọng lượng não của trẻ chỉ khoảng 390 gram, các tế bào thần kinh trong não phát triển nhanh chóng và đến 3 tuổi, trọng lượng não tăng lên 1000 gram.

Vào thời điểm này, các tế bào thần kinh trong não kết nối với tốc độ 700-1000 lần mỗi giây, đặc biệt là lúc 2 tuổi, các chức năng khác nhau của não đã đạt đến đỉnh cao so với một năm trước đó. Các chức năng như ngôn ngữ, thính giác, thị giác và nhận thức phát triển nhanh chóng.

Giáo sư Richard cho rằng, đây là cơ hội đầu tiên để trẻ trở nên thông minh hơn. Đối với giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ mạnh dạn và chủ động khám phá thế giới đầy màu sắc. Việc chú ý đến thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ trở nên thông minh hơn.

1-1724899428025506908051-1724922884607-1724922885416481096681-1724926215760-17249262169491054030917.jpg

Có một số giai đoạn não bộ của trẻ phát triển rất nhanh, cha mẹ cần chú ý.

Giai đoạn phát triển đỉnh cao thứ hai của não bộ: 5-7 tuổi

Giai đoạn phát triển não bộ thứ hai là giai đoạn chuyển tiếp, nhưng não phải phát triển nhiều hơn. Não trái chủ yếu phát triển ngôn ngữ, phân tích và hướng dẫn, trong khi não phải chủ yếu phát triển đọc, viết và tính toán. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng cả hai tay để kích thích cả não trái và não phải, giúp trẻ trở nên thông minh hơn.

Cha mẹ có thể thông qua các đồ chơi xếp hình hoặc các câu đố đòi hỏi suy nghĩ, suy luận để rèn luyện tư duy cho trẻ, giúp tăng cường trí tưởng tượng. Đồng thời, khuyến khích cha mẹ đưa trẻ tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật, âm nhạc để giúp trẻ khám phá thế giới và xây dựng trí thông minh đa dạng.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một điều, trẻ 5-7 tuổi mặc dù hấp thụ và học hỏi kiến thức mới rất nhanh, nhưng cha mẹ cần quan sát kỹ hành vi của trẻ, hướng dẫn từ bên cạnh để giúp trẻ phân biệt đúng sai và sửa chữa kịp thời.

Giai đoạn phát triển đỉnh cao thứ ba của não bộ: 8-10 tuổi

Theo lý thuyết của giáo sư Richard, giai đoạn này được gọi là "giai đoạn hoạt động cụ thể", tức là trẻ có thể suy nghĩ logic và tính toán từ những điều cụ thể. Trẻ có sự sắp xếp lại về kiến thức, nhận thức và thế giới. Giáo sư cũng chỉ ra rằng sự phát triển thị giác, thính giác, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ sẽ dừng lại sau 12 tuổi. Do đó, để nâng cao trí thông minh của trẻ, giai đoạn vàng thứ 3 này rất quan trọng.

Cha mẹ nuôi dạy con cái ở giai đoạn này cần cẩn trọng hơn. Trước 11 tuổi, cha mẹ giúp trẻ sửa đổi thói quen xấu sẽ dễ dàng hơn. Do ảnh hưởng của tuổi dậy thì, trẻ tò mò về thế giới xung quanh, muốn thể hiện bản thân, dễ nổi loạn và cứng đầu. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian gần gũi với con, xây dựng mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp và chặt chẽ.

5 phương pháp nuôi dạy con thành thần đồng theo nghiên cứu của Đại học Harvard

Phương pháp 1: Bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển não bộ

Não bộ và cơ thể của trẻ trong giai đoạn phát triển cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Cha mẹ nên cho con ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm và vitamin như sữa, đậu nành, rau xanh. Ngoài ra, nên chế biến thức ăn bằng các phương pháp ít làm mất chất dinh dưỡng như hấp, luộc, nướng.

Phương pháp 2: Tập thể dục để tăng cường tiêu hóa và hấp thụ

Tập thể dục giúp trẻ tăng cường khả năng tiêu hóa, phát triển chiều cao và hệ xương khớp. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi.

433fbd71-8d89-4384-af19-0d0f81375d8b-17249033303962036922134-1724922971500-17249229716711287909820-1724926217640-1724926219647771858279.jpeg

Ảnh minh họa.

Phương pháp 3: Chơi đùa cùng con

Thời gian chơi cùng con không chỉ giúp tăng cường tình cảm gia đình mà còn giúp trẻ học cách tuân thủ quy tắc, hợp tác với người khác. Cha mẹ nên chơi các trò chơi trí tuệ với trẻ nhỏ để rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát, tưởng tượng và tập trung.

Phương pháp 4: Nuôi dưỡng thói quen đọc sách

Đọc sách giúp trẻ mở rộng vốn từ, học hỏi kiến thức mới và phát triển khả năng ngôn ngữ.

Phương pháp 5: Duy trì thói quen đọc sách cùng con

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em thích đọc sách có vốn từ vựng và trí tưởng tượng phong phú hơn. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên đọc sách cùng con để kích thích sự phát triển não bộ.

Tóm lại, để nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ thông minh, cha mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng, vận động, vui chơi, đọc sách và đặc biệt là sự tương tác thường xuyên với con.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022