Trong quá trình hướng dẫn con học tập, có những bài toán tưởng "dễ ợt", phụ huynh đinh ninh con làm đúng nhưng kết quả cuối cùng lại sai. Đơn cử như trường hợp của một bà mẹ có con theo học tại trường tiểu học Quý Dương (Trung Quốc) dưới đây.

Theo đó, trên mạng xã hội cá nhân, cô bày tỏ sự bối rối trước một bài Toán tiểu học của con mình với nội dung: 7 em học sinh chơi trò "Đại bàng bắt gà", 3 chú gà con đã bị bắt, còn bao nhiêu chú "gà con" chưa bắt được?

Học sinh sau đó đã trả lời đáp án là 2. Lý giải đáp án này, em học sinh đó cho biết, ban đầu có 7 người chơi, sau đó có 3 người chơi trong vai gà con bị bắt, thêm 1 người làm đại bàng và 1 người làm gà mẹ theo đúng quy luật, như vậy, ta lấy 7 - 1 - 3 - 1 = 2. Đáp án là còn lại 2 chú gà con.

photo-1-17137935218681566544209.jpg

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau khi nộp bài tập cho giáo viên ở trường, cách làm của em học sinh này bị gạch sai. Đáp án cuối cùng phải là 3. Thấy vậy, phụ huynh của em tỏ ra vô cùng khó hiểu nên đã lên trường để hỏi cô giáo cho ra lẽ.

Theo đó, cô giáo giải đáp rằng trong bài chẳng cho dữ kiện về gà mẹ, mà học sinh này tự thêm vào, như vậy là sai.

Điều này khiến phụ huynh của học sinh trên vô cùng bức xúc: "Sao có thể không có gà mẹ? Rõ ràng bài toán nêu rõ các em đang chơi trò 'Đại bàng bắt gà', mà theo nguyên tắc khi chơi trò này phải có gà mẹ. Nếu không có gà mẹ thì đại bàng sẽ bắt hết gà con còn gì nữa. Đề bài toán nên được đưa ra phù hợp với thực tế chứ không phải áp dụng dựa trên lý thuyết. Cô giáo có thể cho lớp thử tái hiện trò chơi 'Đại bàng bắt gà' để xem thử nếu thiếu gà mẹ thì trò chơi có diễn ra được hay không?".

Một cuộc khảo sát đã được tiến hành sau đó để lấy ý kiến về kết quả bài Toán gây tranh cãi này. Nhiều người cho rằng loại câu hỏi tư duy thế này nên được mở rộng đáp án hơn.

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022