Trong một video được fan hâm mộ quay lại tại sân bay Thành Đô (Trung Quốc) vào ngày 5/7 của Trương Bân Bân, nam diễn viên gây bất ngờ vì từ chối ký tặng cho một khá lớn tuổi. Mới đầu hành động này của nam diễn viên gây tranh cãi, nhiều người cũng tỏ ý bất bình phía dưới video được đăng tải bởi không hiểu được vì sao nam diễn viên lại có hành động như vậy.

Trương Bân Bân từ chối ký tặng fan hâm mộ gây tranh cãi. Nguồn: Fanpage Trương Bân Bân 张彬彬 - Icecream Việt Nam (Zhang Bin Bin).

Trên thực tế, fan hâm mộ lớn tuổi này có lẽ không biết nên đã cầm một mảnh giấy trắng đến xin chữ ký của nam diễn viên. Sau khi được mọi người xung quanh nhắc nhở rằng không thể ký vào giấy trắng, người phụ nữ này liền chạy đi tìm một tấm vé và hy vọng Trương Bân Bân sẽ cho mình chữ ký.

Ngay lập tức, nam diễn viên đã hỏi thử các fan xung quanh còn tấm ảnh thừa nào không để cho fan hâm mộ lớn tuổi này. Có lẽ, "đu idol" thì không giới hạn số tuổi, thế nhưng hành động vô tình của người phụ nữ có thể gây ra nhiều tình huống oái oăm trên thực tế.

Tại sao không được ký vào giấy trắng?

Nhiều người không nắm vững luật hoặc không hiểu được mức độ rủi ro của việc ký vào giấy trắng một cách vô tình hoặc bị lừa ký vào giấy trắng. Sau đó, bị người khác điền các nội dung gây bất lợi như vay vốn, vay nặng lãi, ghi khống nội dung vay nợ, ủy quyền hoặc làm chứng, rút đơn tố cáo,...

Bởi vậy, việc ký vào giấy trắng không được khuyến khích vì nó có thể dẫn đến việc lạm dụng chữ ký. Khi bạn ký vào một tờ giấy trắng, người khác có thể sử dụng tờ giấy đó để gắn vào bất kỳ văn bản nào mà không có sự đồng ý của bạn, có thể gây ra hậu quả pháp lý hoặc tài chính nghiêm trọng.

mauchukydep3-1680178669-168017-7619-6076-1680178877-1720949477628567137940.jpg

Làm gì khi bị lừa ký tên vào giấy trắng?

Điều 385 Bộ luật Dân sự quy định về "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". 

Nếu trong trường hợp bạn bị ghi khống nội dung vay nợ, điều này chưa đủ để chứng minh việc bạn nợ một ai đó. Ngoài nội dung có chữ ký vay nợ, cần có các thông tin như mối quan hệ giữa chủ nợ và người vay, không gian, thời gian, địa điểm, các chủ thể tham gia vào giao dịch vay nợ, người làm chứng, biên bản giao nhận, chứng từ chuyển khoản,... Nếu bạn không nợ, hãy chứng minh giao dịch cho vay không có trong thực tế dựa vào các yếu tố vừa liệt kê.

Trong trường hợp bạn bị kiện ra tòa, hai bên đều cần chứng minh cơ sở pháp lý của bản thân. Người cầm giấy vay nợ sẽ phải chứng minh giữa hai người có quan hệ vay nợ và bạn chứng minh điều ngược lại. Sau đó, tòa án có trách nhiệm xác minh tính chân thực của giao dịch dân sự vay nợ này.

Để bảo vệ quyền lợi bản thân, bạn có thể đưa ra đề nghị giao dịch vô hiệu theo Điều 127 Bộ luật dân sự: "Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu".

Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp bị lừa ký tến, điểm chỉ (lăn tay) vào giấy trắng, ngay cả trong văn phòng công chứng. Việc này khiến không ít người gặp rủi ro và tổn thất tài sản. Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết theo khoản và khoản 3 điều 48 Luật Công chứng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng thì người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên. 

Đồng thời, việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chứng di chúc; theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Khi đó, công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Việc văn phòng công chứng giả mạo hợp đồng giao dịch về đất đai hay các giao dịch khác có thể xem là hành vi vi phạm pháp luật. Dựa vào tính chất và mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại nếu có.

Mặc dù quá trình cung cấp bằng chứng bị lừa dối khi ký kết giao dịch vay nợ có thể mang lại kết quả tốt cho bạn nhưng tất cả chúng ta cần cảnh giác trong mọi trường hợp khi ký vào bất kỳ giấy tờ gì. Trước khi ký cần đọc kỹ nội dung và tuyệt đối không ký vào giấy trắng để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho bản thân. Ngoài ra, khi ký xong người ký cũng nên gạch chéo phần trống giữa và cuối nội dung giấy tờ mà bản thân ký kết để người khác không chèn thêm được nội dung mới.

Thêm vào đó, khi hai bên thống nhất ký hợp đồng bằng giấy tờ nên lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản để đối chiếu khi cần thiết.

Tin 24H

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022