ap-luc-hoc-tap-1679479454226969600209-0-0-375-600-crop-16794795281621383484174.pngTrước kì thi chuyển cấp, đau lòng những câu chuyện vì áp lực học tập

GĐXH - Trước kì thi chuyển cấp, những câu chuyện vì áp lực học tập lại diễn ra. Khi cảm thấy không thể tâm sự được với ai, không ai hiểu mình, "giải pháp" dại dột mà nhiều học sinh lựa chọn đã gây ra những sự việc đau lòng đáng tiếc.

Từ vụ bé trai 3 tuổi bị bạo hành và ép dùng ma túy đá, cùng nhiều vụ bạo hành trẻ em có tính chất dã man như: vụ cha dượng đóng đinh vào đầu trẻ; vụ bé V.A bị mẹ ghẻ đánh và hành hạ đến chết tại TP HCM… Tất cả đều có đặc điểm chung là bố mẹ đã ly hôn, các con sống cùng cha dượng hoặc mẹ kế.

Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực thư viện lưu trú (Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam)

be-3-tuoi-bi-ep-dung-ma-tuy-16799110297791990407075.jpg

Ảnh cắt từ clip

PV: Nhiều vụ bạo hành trẻ em có tính chất dã man xảy ra gần đây như vụ bắt trẻ 3 tuổi hút ma túy đá, vụ đóng đinh vào đầu trẻ, vụ bé V.A bị đánh, bị quỳ đến chết… có đặc điểm chung là bố mẹ đều li hôn, các con sống cùng cha dượng mẹ kế. Chuyên gia có ý kiến gì về những vụ việc này?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: Đây là một hiện trạng thực của xã hội. Chúng ta dù không muốn nhưng phải chấp nhận sự thật này. Có một thống kê đã đưa số liệu cứ 04 cặp đăng ký kết hôn thì có một cặp ly hôn hoặc ly thân.

PV :Theo chuyên gia tình trạng ly thân, ly hôn có ảnh hưởng thế nào tới trẻ em?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: việc cha mẹ ly thân, li hôn sẽ ảnh hưởng cả đời sống hiện tại và đời sống sau này của trẻ. Với hiện tại, cha mẹ là người chăm sóc thể chất cũng như tinh thần của trẻ, điều đó có nghĩa là cha mẹ là điểm tựa về mặt xã hội cũng như vấn đề cảm xúc, tình cảm của trẻ. Khi không có một trong hai người việc chăm sóc trẻ sẽ bị thiếu hụt, đứa trẻ lớn dần thấy gia đình mình khác gia đình khác cũng sinh ra sự tự ti nhất định.

Về lâu dài sau này con cũng bị ảnh hưởng. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Khi cha mẹ không hạnh phúc, con cái sẽ tự có định nghĩa về hôn nhân theo cách của mình. Trẻ sẽ rút kinh nghiệm từ bố hoặc mẹ mình, từ đó dễ có góc nhìn phiến diện về hôn nhân, lựa chọn bạn đời. Chẳng hạn một người có mẹ là người bị bạo hành thì con gái có thể lựa chọn một đàn ông hiền từ để cảm thấy an toàn mà quên mất một người chồng cũng có những phẩm chất khác.

Khi về sống chung lại có nhiều mâu thuẫn do thiếu những phẩm chất đồng điệu dễ khiến mối quan hệ đi vào đổ vỡ vì sự phản ứng. Và bi kịch ly thân, ly hôn dễ lặp lại ở những người con này.

Và một số những đứa trẻ sống trong gia đình bố mẹ ly thân, ly hôn thường có khao khát được sống chung với cả bố và mẹ. Sau này khi có gia đình dẫu rơi vào bế tắc họ có xu hướng chịu đựng, hy sinh để con của mình không rơi vào bi kịch giống mình, sống không hạnh phúc hoặc là người dễ rơi vào trạng thái lệ thuộc tình cảm "lụy tình".

PV: Nhiều bạn trẻ hiện nay khi bước vào hôn nhân thường thiếu sự chuẩn bị, nhất là trong việc chuẩn bị chào đón đứa con chào đời. Theo chuyên gia, điều này có phải khiến tỷ lệ li hôn tăng, trẻ nguy cơ bị bạo hành khi bố mẹ đi bước nữa?.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: Trước khi cha mẹ ly hôn thường mâu thuẫn, "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Bởi vậy, những đứa trẻ cũng cứ thế mà chịu những tổn thương trong lòng. Chúng có cảm giác sợ, lo lắng hoang mang nên tâm lý thường có xu hướng bấu víu, lệ thuộc. Nhiều khi trẻ bị bạo hành, bị xâm hại, chúng không dám lên tiếng, vì lên tiếng chúng lại sợ tan vỡ gia đình, sợ mẹ, hoặc cha đẻ buồn lòng.

Việc đứa trẻ bị bạo hành ta thấy đều có sự tiếp tay của chính Cha mẹ ruột; Có điều lưu ý quan trọng là không cha mẹ ruột nào, khi sinh con ra lại muốn con mình bị bạo hành. Đơn giản là họ có thể quá tin yêu người mới của mình, thêm nữa họ đều có thể đang trong cơn "Say tình" mà chẳng đủ tỉnh táo để nhìn thấy vấn đề của con.

chuyen-gia-hong-huong-1680046486305824029191.jpg

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương

PV: Để tránh việc ly hôn "xanh", chuyên gia đưa ra lời khuyên gì?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương:

Tôi xin nhấn mạnh "Ly hôn không đáng sợ mà không chuẩn bị cho việc ly hôn mới đáng sợ". Có một hiện trạng hiện nay mà tôi không tán thành, đó là có sự dịch chuyển trong suy nghĩ của mọi người về vấn đề hôn nhân: Tư tưởng tậu trâu, tậu cả nghé là một thực trạng đáng buồn hiện nay và giờ lại "thấm" sang cả thế hệ phụ huynh và cả các "cụ". Việc chúng ta cổ súy việc có bầu trước, cưới sau chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng "li hôn xanh".

Sống thử là một điều thực sự sai lầm. Bởi khi sống cùng nhau giai đoạn trước cưới khác hoàn toàn với giai đoạn sau đám cưới. Nhớ rằng, khái niệm mà bạn gọi là sống thử chính là lúc bạn đang trong cơn "say tình". Khi đó con người trở nên bao dung, dễ dàng chấp nhận nhiều điều mà sau cưới hoặc sau khi có con lại không chấp nhận nhau được.

Vậy trước khi bước vào hôn nhân, cặp đôi nên cập nhật kiến thức về hôn nhân. Hôn nhân không phải là con người mà là một mối quan hệ giữa một người là vợ và một người là chồng được thiết lập và được pháp luật và xã hội thừa nhận. Để giữ gìn hôn nhân, vợ chồng coi hôn nhân như một cơ thể. Đã là một cơ thể thì không tránh khỏi có lúc cũng "trái nắng, giở giời" .

Trước, trong và ngay cả sau hôn nhân mối người học cách sống chung và cách ứng phó với những khủng hoảng khó khăn, để tránh có những cú sốc cho cả hai…Nếu nhận thấy hôn nhân có vấn đề đừng tự chữa hãy đi gặp "bác sĩ" hôn nhân chính là các nhà tâm lý. Lời khuyên tốt nhất là nên "thăm khám hôn nhân" định kỳ, bởi những vấn đề rạn nứt trong tình cảm thường khó thấy. Đến khi thấy thì những tổn thương đã khó lành.

be-3-tuoi-bi-ep-dung-ma-tuy-16799110297791990407075-0-0-400-640-crop-1679911291606160687146.jpgVì sao cha mẹ sống cùng con ruột nhưng khi bé bị nhân tình bạo hành lại không bảo vệ?

GĐXH - Rất nhiều vụ bạo hành tương tự như trường hợp bé trai 3 tuổi ở Hóc Môn (TPHCM) đều liên quan tới "cha hờ", "mẹ ghẻ". Đáng nói, dù trẻ sống cùng với cha/mẹ ruột của mình nhưng khi bị bạo hành họ vẫn thờ ơ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022