ap-luc-hoc-tap-1679479454226969600209-0-0-375-600-crop-16794795281621383484174.pngTrước kì thi chuyển cấp, đau lòng những câu chuyện vì áp lực học tập

GĐXH - Trước kì thi chuyển cấp, những câu chuyện vì áp lực học tập lại diễn ra. Khi cảm thấy không thể tâm sự được với ai, không ai hiểu mình, "giải pháp" dại dột mà nhiều học sinh lựa chọn đã gây ra những sự việc đau lòng đáng tiếc.

Những ngày gần đây, sự việc bé 3 tuổi bị cha dượng ép sử dụng ma túy, bạo hành ở huyện Hóc Môn (TP HCM) đang gây bức xúc dư luận. Sự việc một lần nữa cho thấy trẻ có nguy cơ bị bạo hành bất cứ đâu. Điều đau lòng là trong nhiều vụ đều liên quan tới "cha hờ", "mẹ ghẻ", trong khi đó dù sống cùng với cha/mẹ ruột của mình nhưng họ vẫn thờ ơ.

Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực Thư viện Lưu trú (Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam):

PV: Trước tiên, chuyên gia có nhìn nhận như thế nào về sự việc bé trai 3 tuổi bị cha dượng ép hút ma túy đá?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: Đây là hành động không thể chấp nhận được, kể cả đùa. Việc bày biện những dụng cụ để sử dụng chất cấm một cách công khai trong môi trường sống có trẻ em, đặc biệt hằng ngày nhìn thấy người lớn dùng như vậy. Đó là hành vi gây nguy hiểm cho lối sống của trẻ về sau, làm cho trẻ có nhìn lệch lạc về cuộc sống.

be-3-tuoi-bi-ep-dung-ma-tuy-16799110297791990407075.jpg

Hình ảnh bé trai 3 tuổi nghi bị cha dượng ép hút ma túy đá được cắt từ video lan truyền trên mạng xã hội

PV: Vì sao "người thứ 3" trong một mối quan hệ có thể tàn nhẫn với những đứa con của mối quan hệ trước, thưa chuyên gia?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: Phần lớn con người sống thuận hòa. Chỉ có một số con sâu làm rầu nồi canh như vậy. Trong quá trình tham vấn tâm lý, tôi gặp rất nhiều người con riêng khi đã trưởng thành còn thân thiện và biết ơn cha dượng của mình rất nhiều, không có chuyện họ bị lạm dụng gì hết. Họ cảm nhận được tình yêu thương, chăm sóc tận tâm thực sự.

Còn đối với các mối quan hệ người thứ 3 đối xử tàn nhẫn với con riêng của vợ hoặc chồng, thì đôi khi vì đứa trẻ như là hiện thân nhắc nhở người thứ 3 rằng bạn chỉ là người đến sau. Mà trong chuyện tình cảm người ta không đủ tỉnh táo mà dần trở nên ghen tuông với quá khứ của người mình đang chung sống. Đứa trẻ như là lời nhắc nhở, khiêu khích rằng: Dù thế nào ông " bà" cũng chỉ là người đến sau. Khiến họ khó chịu, họ không ghét đứa trẻ mà chỉ ghét cái quá khứ của người mình đang sống cùng.

Trường hợp khác, khi họ phải trông nom chăm sóc đứa trẻ, mà không phải con nên không sẵn sàng làm điều đó. Họ sẽ thấy đứa trẻ thật là phiền phức. Bởi vì người mà họ chọn không phải là đứa trẻ, đơn giản là bắt buộc phải thế mà thôi. Nên chúng ta thấy tỉ lệ con nuôi bị bạo hành, bị lạm dụng ít hơn con riêng rất nhiều. Một trong những lý do là tâm lý sẵn sàng đón nhận và tâm lý buộc phải đón nhận. Nó chi phối dẫn dắt hành vi của mỗi người.

Cũng có những hoàn cảnh khác. Chẳng hạn người mẹ dành thời gian chăm sóc con nhiều, người đàn ông ở bên cạnh cảm thấy "bị bỏ rơi". Ghen với đứa trẻ là cha mẹ ruột thì cũng thấy "tưng tức người vợ hoặc chồng mình nhưng không bao giờ tức con". Tuy nhiên nếu không phải là cha mẹ ruột thì có thể là tức cả hai, và dồn lên người yếu thế hơn. Ở đây chính là trẻ em. Bởi vậy, trẻ đứa trẻ chẳng gây tội tình gì nhưng ngấm ngầm cha dượng, mẹ ghẻ đều không muốn sự hiện diện của đứa trẻ. Thay vì chăm sóc, họ sẽ "biết bậy vẫn làm".

PV: Trong rất nhiều sự vụ, cha mẹ sống cùng con ruột nhưng khi biết nhân tình bạo hành con mình lại thờ ơ, không có phản ứng gì để bảo vệ con?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: Tôi thấy điều này là vô lý. Cha mẹ ruột chắc chắn thấy con bị bạo hành là sẽ lên tiếng. Khi họ không lên tiếng là họ "không thấy". Lý do họ không thấy: Họ đang trong cơn si mê mù quáng, hoặc do sự sợ hãi chi phối, hoặc do chính những người cha mẹ đó bị đồng hóa, dẫn dắt cho rằng đứa bé đáng bị trừng phạt vậy … Còn rất nhiều nguyên nhân khác nhưng cơ bản là chính họ đã bị mắc "bệnh". Bệnh này do tổn thương từ mối quan hệ cũ.

Khi còn yêu nhau thì đứa trẻ là kết quả, là đơm hoa kết trái của tình yêu. Người phụ nữ hoặc đàn ông thường thấy tự hào. Nhưng yêu thì yêu cả đường đi, ghét thì ghét cả dáng đi, dáng ngồi. Đứa trẻ càng giống người cũ về ngoại hình, càng lặp lại nhiều hành vi của người cũ thì nay lại càng thấy ghét. Đứa trẻ là hiện thân của người cũ, họ cố làm thế nào để thay đổi đứa trẻ sao cho chúng càng khác thì càng tốt.

chuyen-gia-tam-ly-hong-huong-16799110725771477532492.jpg

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho rằng muốn người khác bảo vệ con mình thì mình phải là người bảo vệ con mình trước. Ảnh PT

PV: Với những trường hợp đi bữa nữa mà có "tệp đính kèm", theo chuyên gia cần cân nhắc điều gì khi bước tiếp vào mối quan hệ mới để an toàn cho những đứa trẻ?

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương: Trước hết muốn người khác bảo vệ con mình thì mình phải là người bảo vệ con mình trước. Muốn con mình an toàn, thì mình phải có đủ khả năng cũng như giúp cho "người mới của mình" cảm thấy an toàn và yên tâm khi ở với mình. Suy cho cùng người ta có những hành vi xấu xí không phải là do đứa trẻ mà đứa trẻ chỉ là một cái cớ phản ánh nội tâm của họ đang gặp vấn đề mà thôi. Người có đủ bình an trong lòng, không bao giờ gây hại cho người khác.

Vì vậy, trước khi quyết định mang con mình đi cùng để ở với người mới. Chính người cha hoặc mẹ của trẻ cần hoàn toàn bình an, đừng vội vàng tiến đến với người khác khi mình vẫn còn đầy những cơn thịnh nộ, sự tổn thương với người cũ.

Muốn vậy đừng ly hôn trong hận thù, hãy ly hôn khi bình an. Bình an rồi mình mới ra quyết định đúng đắn đắn được. Và mọi quyết định đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của chính mình và của con mình.

Thống nhất việc thăm nom con, không chỉ cha mẹ mà cả ông bà. Cam kết rằng bên nội không nói xấu bên ngoại. Ngoài ra cha/mẹ cũng cần dạy cho trẻ cách tự vệ, cách lên tiếng khi cảm thấy có thể gặp nguy hiểm.

co-giao-cat-toc-hoc-sinh-16795710383951382323028-69-0-469-640-crop-16795710790211783302762.jpgTừ vụ cô giáo cắt tóc học sinh trên bục giảng: Chuyên gia tiết lộ cách xử lý khiến ai cũng hoan hỷ

GĐXH – Liên quan đến vụ một cô giáo cắt tóc học sinh ngay trên bục giảng đang gây xôn xao dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực Thư viện Lưu trú (thuộc Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam).

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022