lao-dong-dem-ve-cho-nghe-an-17000-ty-dong-moi-nam2-17231927516961104164199-126-0-926-1280-crop-1723192967908979254871.jpg

Một căn biệt thự đang được xây dựng ở xã Khánh Thành, huyện Yên Thành nhờ đi xuất khẩu lao động.

Theo thống kê từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, tỉnh này liên tục đứng đầu cả nước về số lượng người xuất khẩu lao động trong nhiều năm qua.

base64-17231935836641421403845.jpeg

Ngôi làng tỷ phú ở huyện Yên Thành nhờ xuất khẩu lao động.

Từ năm 2016 đến nay, Nghệ An trung bình có từ 15.000 đến 16.000 lao động xuất khẩu mỗi năm theo hợp đồng, chiếm khoảng 50% tổng số lao động được giải quyết việc làm hằng năm tại tỉnh. Riêng năm 2023 có 25.350 người xuất ngoại. Đó là chưa kể lao động xuất ngoại bằng các hình thức khác và số lượng này cũng rất lớn.

Hiện nay, có tổng cộng trên 712.607 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, trong đó riêng Nghệ An có hơn 90.000 người. Hàng năm, số kiều hối từ lao động xuất khẩu có hợp đồng của Nghệ An gửi về quê đạt khoảng 650 triệu USD, tương đương gần 17.000 tỷ đồng, chưa kể kiều hối của hàng ngàn người xuất ngoại bằng nhiều cách khác.

Được biết, kể từ năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã triển khai chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động. Theo chính sách này, người dân thuộc diện chính sách được hỗ trợ vay vốn để làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và các phường, xã có thành tích đưa nhiều người ra nước ngoài làm việc cũng được tỉnh khen thưởng.

base64-17231935837011980493233.jpeg

Một căn biệt thự đang được xây dựng ở xã Khánh Thành, huyện Yên Thành nhờ đi xuất khẩu lao động.

Theo ông Vi Ngọc Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động là một bước đi tích cực giúp người lao động có điều kiện thuận lợi và yên tâm hơn khi lựa chọn con đường này.

  • Nghệ An: Lừa tiền người muốn đi xuất khẩu lao động với 'giá rẻ'

  • Xuất khẩu lao động ở vùng biên viễn xứ Nghệ: Vững kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, lạc hậu

"Xuất khẩu lao động không chỉ giúp giảm áp lực về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Người lao động làm việc ở nước ngoài có cơ hội nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ sản xuất và phương pháp quản lý tiên tiến, cũng như cải thiện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp. Nhiều người sau khi trở về đã mở nhà máy hoặc xưởng sản xuất, góp phần tạo việc làm cho nhiều người khác", ông Quỳnh cho biết thêm.

Chính quyền tỉnh Nghệ An đánh giá lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động đã góp phần quan trọng để giảm nghèo. Thống kê cho thấy 100% hộ gia đình khó khăn có người đi lao động nước ngoài đã thoát nghèo.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An: Mục tiêu của năm 2024 là đưa được 16.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động nước ngoài, đặc biệt tập trung vào các thị trường Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu (như Hungaria, Rumania, Croatia...), trong đó đưa tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi xuất khẩu lao động lên 60%.
lua-tien-nguoi-muon-di-xuat-khau-lao-dong-voi-gia-re1-17228437222841621061263-0-0-413-660-crop-17228438132851270490418.jpegNghệ An: Lừa tiền người muốn đi xuất khẩu lao động với 'giá rẻ'

GĐXH - Nhiều người dân ở Nghệ An bị sập bẫy việc nhẹ lương cao, lừa đi xuất khẩu lao động với chi phí thủ tục rẻ hơn thị trường. Nhưng khi sang đến nơi mới biết "thiên đường" đó chỉ là "bánh vẽ", muốn quay về gia đình phải bỏ tiền chuộc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022