Từ 1/1/2025, sửa đổi quy định về đèn giao thông

Theo khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

- Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

bat-den-xe-17218963756061475944225-0-0-440-704-crop-17218965235871812898145.jpegTừ 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ áp theo quy định mới

GĐXH - Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ áp dụng theo quy định mới.

den-giao-thong-1-1722332244294703461918.jpeg

Từ ngày 1/1/2025, quy định mới về tín hiệu đèn giao thông chính thức có hiệu lực.

Đèn tín hiệu giao thông là gì?

Đèn tín hiệu giao thông là một thiết bị ra đời từ năm 1920, được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại). Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Đèn giao thông được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu giao thông có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển.

Vị trí và độ cao đặt đèn giao thông

Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu giao thông theo Điều 13 QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

- Mặt đèn quay về hướng đi của người tham gia giao thông.

- Khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, dải phân cách, đảo giao thông: chiều cao vị trí thấp nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.

- Khi đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn thì chiều cao tối thiểu là 5,2 m, tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè;

- Đèn được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn theo QCVN 41:2019/BGTVT và đảm bảo thẩm mỹ.

- Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi; Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát.

- Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại Điểm 13.3.1 Khoản 13.3 Điều 13 QCVN 41:2019/BGTVT ngay trước vạch dừng.

- Độ lớn (kích thước) và độ sáng của đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.

den-giao-thong-17223323471582012665851.jpg

Đèn giao thông được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè.

Mức phạt lỗi vượt đèn giao thông

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

(Điểm e, khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng; từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng; từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

(Điểm đ khoản 5, điểm a, b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

bam-coi-xe-17219250237661426805636-0-0-542-867-crop-1721925138002725698269.jpegTừ 1/1/2025, áp khung giờ cấm bấm còi xe trong nhiều trường hợp, vi phạm có thể bị ‘ăn’ phạt

GĐXH - Sử dụng còi xe sao cho đúng pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin quy định mới áp dụng về việc sử dụng còi xe từ 1/1/2025.

vuot-xe-va-nhuong-duong-1721795808829110844752-5-0-403-636-crop-17217964066771439659443.pngTừ 1/1/2025, hàng triệu tài xế nên nắm rõ quy định về vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt

GĐXH - Từ 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó quy định vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt. Hàng triệu lái xe cần lưu ý gì khi luật được ban hành?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022