tin-hiv-1722089864647497148811-21-0-640-991-crop-1722090459521656202049.pngTin sáng 28/7: Thông tin mới nhất vụ nữ công nhân ở Thái Nguyên lây HIV cho 16 người; thời tiết Bắc Bộ lại đón những trận mưa như trút nước

GĐXH - Công an tỉnh Thái Nguyên đã triệu tập và xử phạt người đăng tin không đúng sự thật một nữ công nhân lây nhiễm HIV cho 16 người gây hoang mang dự luận; Theo dự báo thời tiết khu vực Bắc Bộ lại có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Khung giờ bắt buộc bật đèn xe theo luật mới

edit-thp05008-17179061887361815621915-1722146569612-1722146570152454570882.jpeg

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã thay đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau thành 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc sử dụng đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ từ thời điểm luật có hiệu lực 1-1-2025 như sau:

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau (luật hiện nay là từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau), hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần khi: gặp người đi bộ qua đường; đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động; gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói; chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Bên cạnh đó, khi đi trong hầm đường bộ, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.

Từ sau ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội

nha-o-xa-hoi-3-17221466643672091738650.jpg

Từ ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội.

 

Luật Nhà ở Số 27/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27.11.2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2024. Theo đó, luật mới bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH và một số chính sách giúp người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, luật mới có hiệu lực sẽ có nhiều điểm mới khuyến khích phát triển NƠXH, từ đó mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực. Vì từ cuối năm 2023 đến nay, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng mạnh không chỉ ở những dự án mới mà còn cả ở các dự án đã qua sử dụng.

Cũng theo ông Nguyễn Thế Điệp, khi Luật Nhà ở đi vào cuộc sống sẽ tháo gỡ được cơ bản những vướng mắc trong đấu thầu, đấu giá… Cùng với đó, đối tượng mua nhà cũng được mở rộng cả học sinh, sinh viên. Việc nới lỏng thu nhập, không giới hạn nơi cư trú đã gỡ được nút thắt cho doanh nghiệp và người mua nhà.

"Tuy nhiên, một luật lớn như Luật Kinh doanh Bất động sản không thể cầu toàn được vì liên quan đến nhiều đối tượng. Trong quá trình triển khai nếu chưa phù hợp sẽ tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với thực tế của người mua nhà và nhà đầu tư" - ông Điệp cho hay.

Chính vì vậy, một trong những cách để cải thiện mặt bằng giá bán của loại hình căn hộ chung cư là cải thiện được nguồn cung của thị trường. Trong đó, sự phát triển của NƠXH với giá rẻ sẽ giúp giá bán trung bình của căn hộ chung cư đi xuống.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Đình Quân - Giám đốc Kinh doanh Dự án NƠXH Evergreen Bắc Giang - cho hay, Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định người mua NƠXH phải có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại nơi có NƠXH; Không có nhà ở đất ở tại địa phương có dự hoặc có nhà ở nhưng dưới 10 m2/đầu người; Thu nhập chưa ở mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân… đã hạn chế việc tiếp cận nhà ở xã hội của nhiều người.

Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 đã bãi bỏ, Điều 78 quy định về điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội chỉ yêu cầu một số điều kiện về nhà ở và thu nhập. Đây là điểm mở rất quan trọng vì NƠXH phần lớn dành cho công nhân lao động và từ địa phương khác đến, nên rất khó tiếp cận. Cùng đó, thu nhập tính tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương nếu dưới 15 triệu đồng/tháng là đủ điều kiện mua NƠXH.

Việc phát triển phân khúc NƠXH đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên, để giải quyết nguồn cung NƠXH vẫn cần những chính sách tháo gỡ bất cập trong xử lý quy trình thủ tục, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp tham gia, đẩy nhanh tiến độ dự án, từ đó gia tăng nguồn cung ra thị trường.

"Khi nguồn cung nhà ở xã hội bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực" - ông Quân cho hay.

Chùa Cầu lạ lẫm sau trùng tu: Lãnh đạo TP Hội An nói gì?

chua-cau-11514287-1722155336624-1722155337094120705997-1722159003327-17221590037861933014026.jpg

Chùa Cầu trước và sau cuộc đại trùng tu.

Diện mạo mới của Chùa Cầu sau cuộc đại trùng tu đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Trong đó, nhiều người cho rằng việc trùng tu làm mất đi vẻ đẹp cổ kính của công trình được coi là biểu tượng của đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), khiến cây cầu trở nên lạ lẫm so với trước đây.

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, dự án trùng tu Chùa Cầu được thực hiện theo đúng quy trình, nguyên tắc trùng tu di tích và được các chuyên gia của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng như các chuyên gia Nhật Bản giám sát rất kỹ.

Trong quá trình trùng tu, thành phố cũng tiếp thu nhiều ý kiến, sau đó thảo luận kỹ rồi mới tiếp tục triển khai. Vì vậy, thời gian hoàn thành trùng tu kéo dài hơn 1,5 năm (dự kiến ban đầu là 1 năm).

Ông Sơn nhấn mạnh cần phải đứng trên góc độ chuyên môn để đánh giá công trình, không có công trình nào đại trùng tu mà không thay đổi, quan trọng yếu tố gốc phải giữ được và đảm bảo công trình có tính lâu bền.

"Một công trình đại trùng tu luôn đặt ra 2 vấn đề lớn. Một là đảm bảo tính nguyên gốc của nó, tức là tất cả những phần kiến trúc còn có thể sử dụng được như gỗ, sàn, lan can nếu đảm bảo tính nguyên gốc thì giữ lại. Còn những cấu kiện đã mục ruỗng thì phải thay thế để đảm bảo tính vững chắc của công trình.

Thứ hai, sau khi hoàn thành trùng tu, các cấu kiện trên thì phải sơn phết lại để bảo quản", ông Sơn nói.

Trong khi đó, ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An (đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện trùng tu) khẳng định trùng tu có nguyên tắc của trùng tu, đặc biệt là màu sắc di tích.

Theo ông Ngọc, màu tường hay màu ngói hiện nay được dựa theo màu sắc gốc của Chùa Cầu để phục hồi.

"Màu sắc trước trùng tu là màu của gần 20 năm phai nhạt theo thời gian và chưa được sơn phết. Còn bây giờ chúng ta thấy đậm hơn là do màu gốc như vậy. Đây là quét vôi chứ không phải sơn vôi, nên theo thời gian nó sẽ phai màu rất nhanh. Ngày 3/8 tới, chúng tôi sẽ xuất bản cuốn sách ghi chép lại tất cả quá trình nghiên cứu, trùng tu để mọi người hiểu", ông Ngọc phân tích.

Trên trang Facebook cá nhân, anh Đặng Ngọc Việt - người vẽ hơn 50 bức tranh về Chùa Cầu - chia sẻ, Chùa Cầu khoác lên mình "chiếc áo mới" nên chúng ta nhìn vẫn chưa quen mắt, nhưng chỉ một thời gian sau là "chiếc áo" ấy sẽ trở nên đằm thắm, dịu dàng và phủ màu phong sương như cũ.

Từ ngày 25/7, đơn vị thi công tháo dỡ toàn bộ phần nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn nên người dân và du khách dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh di tích Chùa Cầu sau 1,5 năm trùng tu.

Nhiều người cho biết, họ cảm thấy lạ lẫm trước hình ảnh mới của Chùa Cầu. "Vào dịp cuối tuần, tôi hay đưa gia đình từ TP Tam Kỳ ra Hội An dạo phố, thưởng thức ẩm thực và đặc biệt là ngắm các công trình di tích hàng trăm năm tuổi. Thế nhưng, tôi thực sự bất ngờ khi thấy một Chùa Cầu khác lạ so với trước đây. Nhìn Chùa Cầu với lớp sơn mới đậm màu hơn khiến tôi có cảm giác nó hiện đại chứ không cổ kính", anh M.C.Đ. (một người dân ở TP Tam Kỳ) cho hay.

Còn trên trang Facebook cá nhân, tài khoản M.D.K. nêu thắc mắc: "Tôn tạo hay phá hoại phố cổ và du lịch Hội An".

Theo chị T.K.C. (trú ở phố cổ Hội An), các thành phần thay thế, bổ sung trong quá trình trùng tu Chùa Cầu đã được phân biệt với các thành phần gốc để tránh sự nhầm lẫn. "Không sử dụng những kỹ thuật, thủ pháp dễ tạo ra sự nhầm lẫn giữa cái cũ và cái mới, mà để chúng tự nhuốm màu thời gian. Vì vậy, người dân phản ứng cũng là điều dễ hiểu khi thấy sự tương phản giữa mới và cũ sau trùng tu", chị C. nói.

Tạm hoãn xuất cảnh nhiều giám đốc doanh nghiệp

Ngày 28/7, Cục Thuế tỉnh Bình Phước cho biết đơn vị này đã có công văn đề nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh đối với một số cá nhân. Các trường hợp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh là người đại diện theo pháp luật các doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Các cá nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định sẽ được Cục Thuế tỉnh Bình Phước thông báo hủy biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

Cục Thuế tỉnh Bình Phước cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương đã ban hành hơn 40 thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp nợ thuế quá hạn.

Ngoài đề nghị tạm hoãn xuất cảnh, Cục Thuế tỉnh Bình Phước cũng có công văn đề nghị Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng các cơ quan chức năng của nhiều tỉnh, thành phố ngăn chặn chuyển dịch, thế chấp tài sản đối với công ty đang nợ thuế với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Tại tỉnh Bình Dương , từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế cấp tỉnh và huyện đã gửi nhiều văn bản đề nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của các công ty nợ thuế quá hạn với số tiền hàng tỷ đồng.

Đại diện lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, bên cạnh những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, vẫn còn nhiều người nộp thuế, nợ thuế quá hạn quy định, hoặc không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã ban hành 1.170 quyết định cưỡng chế với số tiền 882 tỷ đồng, bao gồm: cưỡng chế tài khoản ngân hàng (353 tỷ đồng), ngừng sử dụng hóa đơn (529 tỷ đồng) và đã thu được 230 tỷ đồng tiền nợ thuế.

Bác thông tin lũ cuốn trôi cả bản ở Điện Biên

Ngày 28/7, lãnh đạo huyện Điện Biên cho biết, rạng sáng 25/7 tại xã Mường Pồn xảy ra trận lũ quét nghiêm trọng. Tính đến sáng nay đã xác định có 3 người chết, 4 người mất tích.

Liên quan đến một hình ảnh cho rằng cả bản ở Mường Pồn bị lũ cuốn trôi đăng tải trên mạng xã hội, lãnh đạo huyện Điện Biên khẳng định đây là thông tin sai sự thật. Người dùng mạng xã hội không nên chia sẻ gây hoang mang dư luận.

"Đây là 2 bức ảnh hoàn toàn khác nhau, ở vị trí bị lũ cuốn trong bức ảnh mới chụp chủ yếu là ruộng lúa của người dân và đường Quốc lộ 12 chạy qua sát chân núi. Còn ở bức ảnh cũ là Quốc lộ 12 chạy qua giữa bản", vị lãnh đạo thông tin.

Theo thống kê mới nhất của UBND huyện Điện Biên, lũ quét làm 53 nhà bị cuốn trôi, vùi lấp và bị đổ sập; 46 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 80ha lúa bị vùi lấp và 16ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 3 công trình thủy lợi và 2 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng; hệ thống điện và thông tin liên lạc khoảng hơn 1km hỏng hoàn toàn.

Tuyến Quốc lộ 12 đi qua xã Mường Pồn có nhiều vị trí sụt sạt. Đặc biệt, đoạn tuyến Km170+730 – Km170+780 bị xói trôi toàn bộ nền, mặt đường; 1 cống tròn, 1 cầu treo và 1 ngầm tràn bị trôi.

Trục xuất 2 thanh niên nước ngoài vì vẽ bậy

ve-bay-2-2627-1722124948556-172212494910494151733.jpg

Lực lượng chức năng đưa 2 thanh niên đi khắc phục hậu quả.

Ngày 27/7, Công an quận 1 (TPHCM) cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tardieu Kerrigan Marcus Trevor (24 tuổi, quốc tịch New Zealand) và Extrammiana Pablo (26 tuổi, quốc tịch Pháp) về hành vi "Người nước ngoài nhập cảnh có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam".

Trước đó, lúc 23h ngày 22/7, tổ công tác của Công an quận 1 tuần tra trên đường Phó Đức Chính (phường Nguyễn Thái Bình) và phát hiện Trevor có hành vi phun sơn, vẽ bậy lên cửa cuốn của một căn nhà trên đường này, còn Pablo đang đứng gần đó làm nhiệm vụ cảnh giới.

Lực lượng chức năng đưa cả 2 về trụ sở để làm rõ và thu giữ 23 bình phun sơn các loại. Làm việc với công an, Trevor cho biết bắt đầu tìm hiểu và tập vẽ graffiti từ khoảng đầu năm 2023 và thường xuyên đăng tải các hình ảnh và tác phẩm graffiti trên ứng dụng instagram.

Từ tháng 5/2023 đến nay, Trevor đã nhập cảnh vào Việt Nam 6 lần. Trong thời gian ở tại TPHCM, Trevor vẽ graffiti tại các công viên, cửa cuốn nhà dân hoặc các hàng rào mái tôn ở bãi đất trống vào buổi chiều tối.

Còn Pablo cho biết, ngày 19/7, anh ta quen biết với Trevor thông qua mạng xã hội. Sau khi trò chuyện, cả 2 hẹn đến căn nhà trên đường Phó Đức Chính để vẽ graffiti lên cửa cuốn. Khi đi, Trevor mang theo 13 bình phun sơn, còn Pablo mang 10 bình phun sơn.

Kiểm tra điện thoại di động của Trevor, lực lượng chức năng ghi nhận tài khoản instagram của người này có hơn 2.000 lượt theo dõi và có đăng nhiều hình ảnh liên quan đến graffiti tại Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam...

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan công an cũng yêu cầu 2 người này khắc phục hậu quả đã gây ra bằng cách xóa hết các hình vẽ bậy trên cửa cuốn và các bức tường ở nơi công cộng.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội

4 quận có hệ số điều chỉnh giá đất tăng cao nhất tại Hà Nội

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022