Bộ Công an đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;

+ Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

+ Điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động trong phạm vi khổ giới hạn đường bộ gây cản trở hoặc nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được cấp phép bay;

+ Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);

+ Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.

lan-duong-loi-sai-lan-duong-172269825718319129435.pngTừ 1/1/2025, hàng triệu tài xế nên nắm rõ quy định mới về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông

GĐXH - Hàng triệu lái xe cần lưu ý gì khi quy định mới về sử dụng làn đường khi tham gia giao thông áp dụng từ 1/1/2025?

vi-pham-an-toan-giao-thong-duong-bo2-172293582007473602388.jpg

Trường hợp bám kéo, đẩy xe khác có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Ảnh minh họa: TL

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

+ Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

- Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông (trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 7; điểm e khoản 3, điểm đ khoản 8 Điều 8; điểm g khoản 3, điểm c khoản 8 Điều 9; điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này).

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 7; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 8; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 9; điểm d khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định này).

vi-pham-an-toan-giao-thong-duong-bo-1722935911110571172387.jpg

Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ảnh minh họa: TL

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; rải vật sắc nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ; làm rơi vãi đất đá, hàng hóa, vật liệu xây dựng, phế thải trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất an toàn giao thông đường bộ;

+ Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;

+ Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

- Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại Khoản 10 Điều này, nếu là người điều khiển xe cơ giới còn bị trừ điểm giấy phép lái xe 12 điểm, nếu là người điều khiển xe máy chuyên dùng còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 tháng đến 24 tháng.

- Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

+ Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn chướng ngại vật, vật cản khác, vật sắc nhọn, chất gây trơn trượt trên đường bộ, đất đá, hàng hóa, vật liệu xây dựng, phế thải, hóa chất, chất thải và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022