• Tranh luận quanh phim truyền hình Việt gây sốt!
  • Phim truyền hình: Đổi mới hay là chết?
  • Phim truyền hình vượt khó
  • nguoiphanxu-qmvr-1491896612529.jpg

    Tranh luận quanh phim truyền hình Việt gây sốt!

  • chot-1480861080919.jpg

    Phim truyền hình: Đổi mới hay là chết?

  • nguoiphanxu-qmvr-1491896612529.jpg

    Tranh luận quanh phim truyền hình Việt gây sốt!

  • Phim truyền hình: Đổi mới hay là chết?

  • Phim truyền hình vượt khó

Khuấy động các diễn đàn phim truyền hình gần cả tháng nay là 2 bộ phim của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC): “Người phán xử” (trên sóng VTV3) và “Sống chung với mẹ chồng” (trên sóng VTV1). Sau “Tây du ký” (phát sóng lần đầu ở Việt Nam), lâu lắm rồi mới có phim truyền hình dài tập được báo chí tranh nhau đăng trước diễn biến từng tập phát sóng để phục vụ khán giả háo hức muốn biết trước nội dung câu chuyện sắp xem. Đây là thành công ngoài sức tưởng tượng của đơn vị sản xuất, ê-kíp thực hiện “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng” cũng như người trong giới.

Chỉ còn những người giỏi

Dù khó khăn vẫn còn nhưng các nhà sản xuất phim truyền hình chuyên nghiệp đều không bỏ cuộc. Họ nỗ lực nâng cao chất lượng, đầu tư chọn lọc, tạo ra sản phẩm tốt nhằm thu hút khán giả, lấy lại vị thế của mình.

14-chot-1493304086679.jpg
Cảnh trong phim truyền hình “Người phán xử” đang được khán giả chú ý. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Khi phim truyền hình rơi vào khó khăn, những người có tay nghề kém đa phần bị đào thải, nhường chỗ cho đội ngũ sản xuất tay nghề cao. Đây là lý do vì sao chất lượng phim truyền hình thời gian gần đây được xác định tốt hơn trước.

VFC gần đây làm rất tốt mảng phim truyền hình. Những phim như: “Người phán xử” (đạo diễn: Nguyễn Mai Hiền, Nguyễn Khải Anh, Nguyễn Danh Dũng) và “Sống chung với mẹ chồng” (đạo diễn: Vũ Trường Khoa) gây “sốt” màn ảnh nhỏ. Trong đó, phim “Người phán xử” Việt hóa rất thành công kịch bản của Israel, mô tả giới xã hội đen mang màu sắc Việt Nam. “Sống chung với mẹ chồng” hấp dẫn nhờ khai thác những mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu sống chung mái nhà. Phim có tập 1 đạt hơn 7 triệu lượt xem trên YouTube kèm hơn 2.800 bình luận - những con số lớn so với phim truyền hình lâu nay.

Đây không phải lần đầu VFC có phim gây “sốt”. Năm 2016, phim “Zippo, mù tạt và em” (đạo diễn: Trọng Trinh, Bùi Tiến Huy) cũng tạo sức hút riêng. Các đơn vị sản xuất phim truyền hình phía Nam cũng có sản phẩm được chú ý: “Nắng sớm mưa chiều” (đạo diễn: Trương Dũng), “Trần Trung kỳ án” (đạo diễn: Bùi Ngọc Nam Phương) nhưng chất lượng không đều như VFC. NSND - đạo diễn Nguyễn Hữu Phần từng nhận xét VFC làm tốt vì có khả năng chịu lỗ ở phim này, thu lãi phim khác, tạo sự cân bằng các thể loại. Họ không cố chạy theo thị hiếu, tìm kiếm quảng cáo nên đề tài khá đa dạng, thu hút khán giả.

Theo bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Quảng cáo Sóng Vàng, từ đầu năm 2017 đến nay, phim truyền hình bắt đầu tăng chất lượng vì chỉ còn đội ngũ giỏi nghề. Số lượng sụt giảm, nhà sản xuất có thời gian, tiền bạc đầu tư nhiều hơn vào từng dự án nên chất lượng tăng cao hơn trước.

“Như chúng tôi, trước đây sản xuất 700 tập phim/năm nhưng nay giảm còn 200 tập, buộc phải sàng lọc kỹ từ kịch bản đến đạo diễn, dàn diễn viên. Chúng tôi chỉ chọn đầu tư những kịch bản tốt và giao cho đạo diễn tay nghề vững. Những người làm không tốt dù nhận giá thấp cũng không được chọn vì nhà sản xuất vẫn nỗ lực giữ chữ tín, chấp nhận lợi nhuận thấp để duy trì niềm tin của khán giả vào phim Việt” - bà Bích Liên cho biết.

Đầu tư đường dài

Công nghệ mạng phát triển, khán giả có điều kiện theo dõi phim trên YouTube hơn là trên truyền hình. Nhiều loại hình giải trí khác cũng đã và đang phát triển, tăng độ cạnh tranh. Vì thế, để tạo sự mới lạ, thu hút cho phim của mình, nhà sản xuất buộc phải nỗ lực đầu tư, mang đến sản phẩm tốt nhất cho khán giả thưởng thức.

“Theo quy luật tất yếu của thị trường, khi khán giả quay lưng, chê chất lượng, nhà làm phim buộc phải thay đổi, cố làm tốt hơn, sáng tạo hơn để thu hút khán giả. Phim tốt mới có người xem và đây là động lực để người làm phim tiếp tục đầu tư phát triển” - đạo diễn Nguyễn Minh Chung nhận xét.

Đã có nhiều nhà sản xuất tin tưởng và dốc sức đầu tư các dự án lớn để đi đường dài. Khi tham gia thực hiện phim hình sự “Hồ sơ lửa” dài hơn 1.000 tập với kinh phí 300 tỉ đồng, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc sản xuất Công ty Sena Film, khẳng định muốn đem “món lạ” đến khán giả. Với thời lượng dài, loạt phim này tập trung khai thác nhiều góc cạnh của lực lượng cảnh sát hình sự Việt Nam dựa trên những vụ án có thật. Cả ê-kíp đều là những người có thâm niên trong nghề, mong muốn mang đến sự chỉn chu nhất có thể cho từng tập phim. “Hồ sơ lửa” đang được công chiếu và cũng tạo sự chú ý với những khán giả thích mảng hình sự, trọng án.

Với “Cô Thắm về làng” phần 2, ông Bùi Hữu Đức, Giám đốc kênh truyền hình HTV2 (D.I.D TV), cho biết dù phim truyền hình nhìn chung ít được quan tâm hơn loại hình khác nhưng HTV2 vẫn nỗ lực đầu tư lớn cho phần tiếp theo. Phim được quay bằng máy công nghệ 4K, bối cảnh trải dài nhiều tỉnh miền Tây sông nước, tái hiện cảnh sắc chợ hoa Tết và những phong tục truyền thống như nấu bánh tét, làm mứt, làm củ kiệu… Mức đầu tư của phim được công bố tăng hơn 30% so với phần 1.

Quyết tâm làm một phim truyền hình mang phong cách điện ảnh, bà Lê Hạnh, Giám đốc điều hành TV Hub, đầu tư cho phim Việt hóa từ kịch bản “She was pretty” của Hàn Quốc. Tựa Việt của phim được giới thiệu là “Mối tình đầu của tôi” do bộ đôi đạo diễn Bảo Nhân và Nam Cito thực hiện. Hai đạo diễn này từng thành công với dòng phim chick flick - dành cho phụ nữ - qua “Gái già lắm chiêu”.

Khi được hỏi vì sao không làm phim điện ảnh mà lại chuyển thể thành truyền hình, bà Lê Hạnh chia sẻ vì ý muốn cá nhân. “Phim truyền hình đang gặp khó, chúng tôi biết nhưng vẫn muốn mang đến cho khán giả tác phẩm tốt nhất. Tôi làm phim “Mối tình đầu của tôi” vì đam mê hơn là nghĩ đến lợi nhuận. Tôi nghĩ nếu chúng tôi làm tốt, đầu tư đến nơi đến chốn, khán giả yêu thích, họ sẽ có niềm tin hơn vào phim Việt và dần dần quay lại với màn ảnh nhỏ” - bà Lê Hạnh kỳ vọng.

Vẫn có lợi thế cạnh tranh

NSƯT Công Ninh cho biết trước đây, khi mở truyền hình chỉ thấy toàn phim Hàn Quốc, Trung Quốc phủ sóng. Một thời gian sau đó, phim truyền hình Việt gây chú ý, bùng nổ, lấn át phim bộ của nhiều nước khác, cho đến giai đoạn bị bão hòa. Dù hiện nay, số lượng sụt giảm nhiều nhưng phim truyền hình Việt vẫn được khán giả đón xem, bàn luận và khen ngợi bên cạnh phim Hàn Quốc, Ấn Độ.

Vì vậy, nỗi lo hiện tại không nằm ở phim truyền hình mà là các sàn kịch, sân khấu đang “chết dần chết mòn” vì không có sự đột phá, mới mẻ nào để “tranh” cùng các phương tiện giải trí khác.

Minh Khuê

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022