Nằm ở phía Đông thành phố New York, tòa nhà One Vanderbilt nhắm vào tương lai của khu thương mại trung tâm với những lợi ích vượt trội dành cho khu vực công cộng, thiết bị vật chất được trau chuốt cẩn thận giúp tòa nhà hiện diện nổi bật trong tầm nhìn xuyên suốt đường chân trời.
Năm 2016, văn phòng kiến trúc Kohn Pedersen Fox Associates (KPF) đã khởi công xây dựng One Vanderbilt, tòa tháp văn phòng cao nhất ở Midtown Manhattan và chính thức mở cửa hoạt động vào tháng ngày 14 tháng 9 năm 2020.
Với sự hợp tác của các nhà phát triển SL Green and Hines, One Vanderbilt đạt chiều cao 1.401 feet (427 mét), trở thành tòa tháp văn phòng cao nhất ở Midtown Manhattan. Biến đổi cả trải nghiệm của công dân của quận Grand Central và không gian văn phòng đương đại, tòa tháp này dự kiến sẽ đạt được các chứng chỉ LEED và WELL.
Tham gia danh mục các dự án New York có ảnh hưởng của KPF trong việc định hình trải nghiệm của thành phố, One Vanderbilt theo sau tòa nhà Chrysler và tòa nhà Empire State trong việc xác định đường chân trời. Trên thực tế, đối với lớp kiến trúc bên ngoài, nhóm thiết kế đã hợp tác chặt chẽ với Studio Christine Jetten để tạo ra một lớp men phù hợp với bối cảnh của tự nhiên nhưng đủ hiện đại để có thể đứng độc lập.
“Là một tháp nhọn có mặt bằng hình chữ nhật, đỉnh nổi bật của nó sánh cùng với các tòa nhà cao tầng Empire State và Chrysler trên đường chân trời. Đồng thời One Vanderbilt còn tạo ra sự phù hợp cho các mục đích xã hội và bảo vệ môi trường. Tòa nhà mới kết nối cả không gian và hợp tác chặt chẽ với nhà ga Trung tâm Grand. Công trình này mở ra một hành lang trực quan ở mặt đất và thiết lập một quảng trường công cộng chính trong khi cung cấp lối đi thẳng đến nhà ga từ sảnh đợi của nó.” James von Klemperer, Chủ tịch KPF nhấn mạnh.
Bao gồm bốn khối lồng vào nhau và nhỏ dần theo hình xoắn ốc hướng lên bầu trời, tương ứng với môi trường xung quanh, tòa nhà siêu cao này có kết nối trực tiếp đến hệ thống tàu điện ngầm và hệ thống giao thông của khu vực. Kết hợp giữa riêng tư và công cộng, tòa tháp được kết nối với Grand Central và một quảng trường dành cho người đi bộ rộng 1300m2 đang hoạt động trên Đại lộ Vanderbilt. Một phần trong chuỗi không gian của dự án mới cho East Side Acess, kéo dài tuyến Đường sắt Long Island (LIRR) đến Grand Central, tòa tháp sẽ được tích hợp hoàn toàn vào mạng lưới vào năm 2022.
Để tăng cường lưu lượng người đi bộ qua các không gian công cộng trong và xung quanh tòa nhà, nhóm thiết kế đã nghiên cứu các khối lượng khác nhau và tạo ra các công cụ đánh giá tùy chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế tòa tháp. Trên thực tế, “thiết kế ưu tiên việc di chuyển và cho phép nhiều ánh sáng ban ngày chiếu vào mặt đường nhiều hơn so với tòa nhà trong khuôn viên trước đây mặc dù kích thước của nó lớn hơn”.
Biên dịch | Đàm Thủy (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- Dự án bể chứa carbon trong tòa nhà cao nhất thế giới sẽ ra đời?
- One Excellence – 6 tòa nhà chọc trời thông nhau ở Thâm Quyến | Farrells
- Hé lộ thiết kế của tòa nhà chọc trời được xây dựng tại vị trí đắt nhất thế giới