Những ngọn tháp sừng sững của Hagia Sophia nằm trên đường chân trời của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ít ai biết vương cung thánh đường bằng đá tráng lệ này là một phần của thành phố cổ đại 1500 năm tuổi và được mệnh danh là Ayasofya – nam châm thu hút, tập trung trí tuệ và sự thông thái của nhân loại.

MIZGEFTA-AYASOFYA.jpg

Công trình nuôi dưỡng tinh thần này đã tồn tại dưới nhiều đế chế và các tôn giáo chuyển tiếp: từ khi bắt đầu như một vương cung thánh đường bất diệt của Cơ đốc giáo rồi trở thành nhà thờ Hồi giáo, sau là viện bảo tàng và bây giờ, một lần nữa trở thành nhà thờ Hồi giáo.

Là một kỳ quan kiến trúc, Hagia Sophia trong tiếng Hy Lạp nghĩa là trí tuệ thánh thiện, có một lịch sử đầy hấp dẫn và trở thành điểm tham quan yêu thích của khách du lịch, cũng là điểm đến của tín đồ hành hương. Nhà thờ này như một nhân chứng chứng kiến các cuộc thập tự chinh, chiến tranh thế giới và những thay đổi chính trị rộng lớn, nhưng di sản của nó vẫn là phần quan trọng tại trung tâm lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới.

Thời kỳ tiền cổ đại

99ef8b2c648fef57a0c94f1978ec2bee.jpgMột bức phù điêu với những chú cừu non trong vương cung thánh đường do Theodosius II xây dựng năm 415 CN

Cũng như nhiều nhà thờ lớn và các thánh đường, Hagia Sophia nằm trên địa điểm được cho là nơi tôn nghiêm của các công trình tôn giáo. Người ta tin rằng một ngôi đền của người ngoại giáo La Mã đã từng nằm ở đây. Dưới Đế chế La Mã, thành phố cổ đại quan trọng trên eo biển Bosporus này được gọi là Byzantium cho đến thời trị vì của Hoàng đế Constantine I. Vị hoàng đế Cơ đốc đầu tiên đã chuyển thủ đô của mình từ Rome đến Byzantium vào năm 324 CN. Thành phố sau đó đã được đổi tên thành Constantinople. Sự thay đổi lớn trong chính sách tôn giáo của La Mã và trung tâm quyền lực về mặt địa lý này đã khiến Constantinople trở thành địa điểm quan trọng trong Cơ đốc giáo. Giám mục của Constantinople chỉ đứng sau giám mục của Rome về quyền lực và uy tín.

Nhà thờ Cơ đốc giáo đầu tiên trên địa điểm của Hagia Sophia được cho là đã được xây dựng bởi con trai của Constantine là Hoàng đế Constantius II vào năm 360 CN, mặc dù có thông tin cho rằng việc xây dựng có thể do chính Constantine tiến hành khi ông thành lập thủ đô mới. Các Hoàng đế La Mã sau này tiếp tục bổ sung và tu bổ những gì được gọi là “Nhà thờ Lớn”. Phần còn lại của nhà thờ cổ được khai quật từ thế kỷ thứ 5 cho thấy các tác phẩm bằng đá phức tạp, bao gồm trần hình vòm và các bức phù điêu mô tả biểu tượng Cơ đốc giáo ban đầu. Nhà thờ cổ này đã bị hỏa hoạn thiêu rụi năm 532 CN trong cuộc nổi dậy Nika – một cuộc nổi dậy bạo lực có động cơ chính trị từ những công dân bất bình với những cố vấn và chính sách của Hoàng đế Justinian I.

Thời kỳ kiểm soát của Justinian Đại đế

4e00cf3163cddbdbcc9d746bb93c984e.jpgMột bức tranh khảm mô tả Đức Maria, Chúa Hài đồng, Hoàng đế Justinian Đại đế và Hoàng đế Constantine I

Mặc dù phải đối mặt với một cuộc nổi dậy lớn nhưng vị hoàng đế này vẫn được nhớ đến với tên gọi Justinian Đại đế. Trị vì từ năm 527 đến năm 565 CN, hoàng đế chỉ kiểm soát nửa phía Đông, nơi từng là Đế chế La Mã bao gồm Địa Trung Hải. Nửa phía Tây, bao gồm cả bản thân thành Rome cũng đã suy yếu nội bộ. Chế độ cai trị của nó đã tan rã về mặt chính trị dưới áp lực của những “kẻ man rợ” như người Đức Goth. Đến năm 476 CN, đế chế phía Tây không còn tồn tại nữa. Nửa phía Đông được gọi là Đế chế Đông La Mã hoặc Đế chế Byzantine. Justinian I đã thống lĩnh một thời kỳ mở rộng quân đội và cải cách luật pháp. Ông nổi tiếng với bộ luật Justinian, bộ luật mang cải tiến luật dân sự La Mã để tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất và độc quyền.

Một trong số những di sản chính của ông chính là Hagia Sophia ngày nay. Sau cuộc nổi dậy Nika phá hủy Nhà thờ Lớn, Justinian gần như ngay lập tức ra lệnh xây dựng một nhà thờ mới. Dưới thời các KTS Anthemius của Tralles và Isidorus của Miletus, một công trình mới được dựng lên nhanh chóng. Các KTS thời này đều là những nhà toán học và Hagia Sophia được dựa trên kiến thức về kỹ thuật và hình học. Họ đã tạo nên một mái vòm đá khổng lồ cao, được hỗ trợ bởi hai mái vòm nhỏ hơn hai bên.

Nội thất có ba lối đi và một phòng trưng bày trên tầng hai. Bên ngoài được dát bằng những phiến đá cẩm thạch trắng mỏng trong khi bên trong là đá cẩm thạch đa sắc với màu xanh lá cây, tím và xám phong phú. Hệ thống cột đã giúp nâng đỡ tòa nhà được nhập từ các tòa nhà khác ở khắp đế chế.

Tuy nhiên, nhà thờ mới này không thể chịu được trọng lượng của mái vòm sau khi trải qua hai trận động đất vào những năm 550. Một mái vòm mới được xây dựng cao hơn nhưng sức bền tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của các mặt dây chuyền. Nội thất sang trọng trong nhà thờ được tô điểm nhờ Justin II – người thừa kế của Justinian khi đã thêm vào những bức tranh khảm vàng. “Cửa Hoàng đế” được dành cho cá nhân các hoàng đế.

Trong gần 900 năm, công trình này vẫn thuộc về người Byzantine và được bổ sung thêm nhiều tính năng mới qua các thời. Giữa thế kỷ 10 và 11, nhiều bức khảm đã được thay đổi hoặc được thêm vào. Nhiều bức khảm quyền lực như Hoàng đế Byzantine, Constantine Đại đế (người được phong thánh trong nhà thờ phương Đông), Đức mẹ đồng trinh và Chúa Kito. Những bức khảm được thêm vào một số có nguồn gốc ngoại giáo.

Jaharis_Byzantine_Lectionary_MET_DP160636.jpgJaharis Byzantine Lectintic, một bản thảo được chiếu sáng bằng tiếng Hy Lạp có thể được tạo ra cho Hagia Sophia vào khoảng năm 1100

Trong suốt thời kỳ Byzantine, Hagia Sophia được tu tạo nhiều lần do tuổi tác và các hư hại khác từ động đất và hỏa hoạn. Năm 1054, cuộc Đại Ly giáo chia cắt Giáo hội thành hai nửa Chính thống giáo Đông phương và Công giáo La Mã. Trong khi phương Tây công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng (giám mục của Roma) thì phương Đông lại từ chối khái niệm giáo hoàng nhưng coi giáo chủ (một trong năm giám mục quan trọng lãnh đạo giáo hội, được xác định vào thời Justinian) của Constantinople như “người đứng đầu nhưng bình đẳng”.

Sau khi chia cắt, phía Đông bị bao vây bởi các cuộc Thập tự chinh do Giáo hội Công giáo La Mã ra lệnh. Mặc dù nhắm vào các Thánh địa do người Hồi giáo chiếm đóng là mục tiêu ban đầu của quân thập tự chinh nhưng đến cuộc thập tự chinh thứ tư, lực lượng Công giáo đã nhắm vào các anh em Chính thống giáo. Năm 1204, thành phố Constantinople bị cướp phá, bao gồm cả nhà thờ Hagia Sophia.

Dưới Đế chế Ottoman

SS160649.jpgHagia Sophia lúc này như một nhà thờ Hồi giáo với các tòa tháp vào năm 1718, được khắc bởi nghệ sĩ và nhà văn Hà Lan Adriaan Reland

Các sự kiện của thế kỷ 13 đã làm suy yếu vĩnh viễn Đế chế Byzantine. Ngược lại, các nền văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông vùng đất Byzantine lại phát triển quyền lực.

Lấy tên từ nhà lãnh đạo Osman I, Đế chế Ottoman đã tấn công mạnh vào vùng Balkan và dần lấy được sức mạnh quân sự. Năm 1453, Sultan Mehmed II chiếm thành Constantinople, lấy đi viên ngọc quý cuối cùng của Đế chế Byzantine cũ. Trong cuộc chinh phạt này, tòa nhà vốn đã cũ kỹ lại càng bị hư hại và bị cướp phá. Tuy nhiên, vẻ đẹp của nó dường như đã hạ gục được Sultan, người đã quyết định chuyển đổi mục đích nhà thờ này thành một nhà thờ của người Hồi giáo.

Về mặt tôn giáo, sự cải đạo này được gọi là shahada (tuyên ngôn về đức tin) và tổ chức buổi cầu nguyện thứ Sáu tại Aya Sofya (Hagia Sophia trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Về mặt kiến trúc, sự thay đổi trong tín ngưỡng dẫn đến một số bổ sung mới. Một mihrab quay mặt về hướng Thánh địa Mecca đã thay thế bàn thờ Thiên chúa giáo và một minbar (bục giảng có cầu thang cho các bài thuyết pháp) cũng được thêm mới. Một tháp nhỏ được dựng lên dành cho những lời cầu nguyện.

interior-hagia-sophia-mosque-2.jpgNội thất của Hagia Sophia trong một bức khắc năm 1852 của Gaspare Trajano Fossati. Hagia Sophia lúc này là một nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô của Đế chế Ottoman

Những nhà thống trị của Ottoman tiếp tục sửa chữa và thay đổi tòa nhà theo mục đích của họ. Những ngọn tháp như ngày nay chúng ta vẫn thấy được thêm vào ở thế kỷ 15 và 16. Người cai trị của thế kỷ 16 Suleiman the Magnificent được dán trên những bức tranh khảm Byzantine. Các biểu tượng tượng hình trong nhà thờ Hồi giáo thường bị cấm. Sau đó, họ đã thêm một hình lưỡi liềm vàng trên mái vòm, một đài phun nước, một bếp súp để làm từ thiện và một số bình đựng bằng đá cẩm thạch từ thời cổ Hy Lạp. Những cải tạo thế kỷ 19 sau đó luôn nhằm mục đích tăng cường sức chống đỡ của mái vòm. Vào thời điểm này, các huy chương thư pháp mang tính biểu tượng đã được tạo ra để tôn vinh Allah và Nhà tiên tri Muhammed cũng như một số bạn đồng hành và người thân của ông.

Trở thành một bảo tàng hiện đại

2020_agia_sofia_5.jpgNội thất của Hagia Sophia, được chụp năm 2010 khi tòa nhà vẫn còn là bảo tàng

Sau Thế chiến I, Đế chế Ottoman không còn tồn tại như một thực thể chính trị mà thay vào đó, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ chính thức được công nhận vào năm 1923. Constantinople trở thành thành phố Istanbul. Năm 1934, dưới thời Tổng thống Kemal Atatürk, nhà thờ Hagia Sophia bị thế tục hóa. Năm sau, tòa nhà trở thành bảo tàng và các bức tranh khảm từng được bao phủ và sàn cổ nguyên bản đã được khai quật.

Trong hầu hết thế kỷ 20, việc sửa chữa thường xuyên là cần thiết. Nằm trong Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, được gọi là “Khu vực Lịch sử của Istanbul”, tòa nhà đã trở thành đối tượng được bảo tồn định kỳ. Giờ đây, có hơn ba triệu người mỗi năm ghé thăm địa điểm nổi tiếng này.

Quay lại không gian thờ cúng

148d19557fd0efc9824c17740ccd60ac.jpegVào tháng 7 năm 2020, những tín đồ tham dự cầu nguyện bên ngoài Hagia Sophia sau khi nó được chuyển đổi để sử dụng làm nhà thờ Hồi giáo

Là một không gian linh thiêng đối với cả Cơ đốc Chính thống và Hồi giáo, nhiều tín đồ rất quan tâm đến việc sử dụng Hagia Saphia như một nơi thờ cúng. Những lời kêu gọi chuyển đổi tòa nhà thế tục trở lại thành nhà thờ Hồi giáo đã tăng lên trong 10 năm qua.

Vào tháng 7 năm 2020, bảo tàng chính thức được chuyển trở lại thành nhà thờ Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Động thái này đã gây ra nhiều căng thẳng và tranh cãi. Các phe phái thế tục và tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý về quyết định này, trong khi các đại diện của đức tin Chính thống giáo trên khắp thế giới đã bày tỏ sự thất vọng. Việc thay đổi được thực hiện mà không tham khảo ý kiến ​​của UNESCO, mặc dù các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các biểu tượng Kitô giáo bên trong sẽ không bị thay đổi và Hagia Sophia sẽ vẫn mở cửa cho tất cả mọi người.

61955369-istanbul-turska.jpg

Việc Hagia Sophia trở lại làm nơi thờ tự là chương mới trong lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của nó. Tuy nhiên đây vẫn là trung tâm của các sự kiện quốc gia và địa chính trị đối với cấu trúc tráng lệ này.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: mymodernmet)

XEM THÊM

  • Carlisle  Cathedral’s Fratry – Sống dậy lịch sử sau 900 năm ngủ quên | Feilden Fowles
  • Những bảo tàng ở Đức và di sản văn hoá, bản địa độc đáo
  • 7 nhà thờ bê tông hồi sinh kiến ​​trúc thô mộc

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022