Miriam Garcia Garcia – người sáng lập công ty LandLab có trụ sở tại Tây Ban Nha và là cựu thống đốc của Chính phủ tự trị Chủ nghĩa Đô thị và Thống nhất lãnh thổ Cantabria, Tây Ban Nha cho rằng: “Công viên là một từ kỳ lạ. Thay vì nói về công viên, chúng ta nên nói về các dự án cảnh quan hơn”.

image002-7.jpg

Về mặt lợi ích, rõ ràng là các thành phố sa mạc như Casablanca, Dubai hay Lima đều cần có các công viên cây xanh bởi chúng góp phần làm gia tăng không khí trong lành và xanh mát cho môi trường đô thị. Tuy nhiên, những công viên cây xanh được xây dựng tại đây lại tồn tại những rủi ro lớn: Chúng có thể phá vỡ các hệ sinh thái địa phương, chi phí bảo trì cao và phải đối mặt với các vấn đề đảm bảo nguồn nước sẵn có,…

Miriam Garcia Garcia – người sáng lập công ty LandLab có trụ sở tại Tây Ban Nha và là cựu thống đốc của Chính phủ tự trị Chủ nghĩa Đô thị và Thống nhất lãnh thổ Cantabria, Tây Ban Nha cho rằng: “Công viên là một từ kỳ lạ. Thay vì nói về công viên, chúng ta nên nói về các dự án cảnh quan hơn”. Ngoài ra, cô còn chỉ ra rằng mật độ phủ xanh và các công viên chỉ là những khái niệm lỗi thời.

Garcia đã tóm tắt những thách thức mà các dự án cảnh quan này phải đối mặt. Từ tình trạng khẩn cấp về khí hậu đến trách nhiệm đối với hệ sinh thái. Cô nói: “Chúng ta nên chuyển từ ý tưởng về những công viên cây xanh sang ý tưởng về các cơ sở hạ tầng cảnh quan”.

1. Các công viên cần tối đa hóa các nguồn tài nguyên từ môi trường tự nhiên

image003-15.jpg

Vốn dĩ ngay cả trong môi trường hệ sinh thái tự nhiên của công viên cũng có thể mang lại sự thoải mái cho con người. Họ hoàn toàn có thể sống, làm việc hòa nhập vào không gian đó để tối đa hóa nguồn tài nguyên từ môi trường tự nhiên của họ. Chẳng hạn như việc sử dụng các nguồn lực liên quan đến nguồn nước và độ phì nhiêu của đất là một ví dụ cụ thể.

2. Tiêu chí bền vững xác định nên bố cục cảnh quan

Giống như thiết kế một tòa nhà, công viên và các công trình hoạt động khác đều cần có các tiêu chí quan trọng về mặt chuyển hóa. Vì vậy, hoạt động chuyển đổi cải tạo của công viên cũng phải tuân thủ theo các tiêu chí bền vững để bố cục toàn cảnh của công viên (những gì mà người dùng sẽ cảm nhận) cũng phải phù hợp với hoạt động chuyển đổi đó.

Nếu bạn có thể đáp ứng tiêu chí bền vững trong việc xây dựng một tòa nhà thì với khí hậu sa mạc ở thành phố bạn cũng có thể đáp ứng tiêu chí đó với môi trường công viên.

3. Trong môi trường khí hậu sa mạc, một công trình cảnh quan cần phải làm tốt việc cải tạo đất

image006-7.jpg

Làm cho đất phì nhiêu, màu mỡ trong một công trình cảnh quan không chỉ giúp cho cây cối xanh tươi mà còn thúc đẩy sự đa dạng hệ sinh thái. Làm tốt công tác cải tạo đất có thể mang lại một môi trường từ sa mạc khô cằn trở nên có độ ẩm cao nhất.

Để làm được điều này cần thu thập, lưu trữ và làm sạch nước. Từ đó, bắt đầu làm việc với một hệ sinh thái mới của các loài mà có thể ở một thời điểm nào đó chúng sẽ dần tạo thành một quần thể rừng nhỏ, bởi chúng được liên kết với hệ thống tưới tiêu từ mương hoặc giếng nước.

4. Giữ gìn không phải là giải pháp duy nhất cho khí hậu sa mạc

García García nghĩ rằng không cần phải giữ gìn sự khắc nghiệt của sa mạc bằng bất cứ giá nào. Thay vào đó, bạn có thể nắm bắt độ ẩm bằng lượng nước dù ít ỏi sẵn có để tưới. Ngày nay chúng ta mới chỉ bắt đầu liên kết cơ sở hạ tầng xanh với các loại hình cụ thể.

5. Không phải công viên nào cũng cần phải trồng cây xanh

image007-13.jpg

Giải pháp cho các vấn đề về hệ sinh thái và khí hậu không có nghĩa là tất cả các công viên có khí hậu sa mạc phải có màu vàng của cát. Nhưng đó là sự sáng tạo của sinh thái học kết hợp cùng nguyên tắc của tính bền là những yếu tố tạo ra sự thay đổi trong một công trình cảnh quan. Điều này sẽ được thể hiện không chỉ ở bề ngoài diện mạo và thảm thực vật của nó mà còn được thể hiện ở những cơ sở hạ tầng tạo nên điều đó.

6. Xem xét điều kiện khí hậu của công trình vào năm 2070…

image010-3.jpg

Chúng ta đang sống trong tình huống nguy cấp phải đối mặt giữa hai ranh giới. Một là các điều kiện đã cho phép sự sống trên trái đất trong kỷ Holocen (Kỷ nguyên loài người). Hai là sự biến đổi khí hậu. Khi bắt tay vào làm một công trình nên xem xét liệu địa điểm có xu hướng thiếu nước hay không? Tài nguyên trong vòng 50 năm và xu hướng chung của điều kiện khí hậu cũng là những vấn đề cần đặc biệt lưu ý.

7. …Và thiết kế công trình có ý nghĩa bền vững cho cả 100 năm sau (2120)

Thiết kế một công viên không phải là lên kế hoạch cho công trình đáp ứng xu hướng hiện tại, nhưng để công trình tiếp tục tồn tại trong 100 năm tới và để nó có thể theo dõi sự tiến hóa và kế thừa của các loài thì cần có một thiết kế mang tính bền vững hơn. Vì vậy, ý tưởng thiết kế cảnh quan của García García và cộng sự thường mất nhiều thời gian hơn so với các công trình tòa nhà khác. Cho thấy, thời gian là yếu tố quan tâm đầu tiên khi bắt đầu một công trình hạ tầng cảnh quan.

8. Mọi dự án cảnh quan nên kích thích đa dạng sinh học

image011-11.jpg

Một trong những nguy cơ khủng hoảng khác của trái đất đang phải đối mặt đó là mất đa dạng sinh học. Điều đó đồng nghĩa với việc bất kỳ công trình cảnh quan nào cũng nên có xu hướng cải thiện đa dạng sinh học càng nhiều càng tốt và trong phạm vi kế thừa sinh thái.

9. Công viên là cơ sở hạ tầng

image013-5.jpg

Quan điểm của García García cho rằng công viên là cơ sở hạ tầng cảnh quan công cộng. Chúng ta nên chuyển từ cảnh quan cây xanh sang ý tưởng cảnh quan là cơ sở hạ tầng. Cụ thể, chuyển từ khái niệm công viên trồng cây xanh như một vật thể sang công trình công viên như một cỗ máy, đó chính là sự kết nối giữa cơ sở hạ tầng với cảnh quan của nó.

10. Cơ sở hạ tầng cảnh quan mang lại lợi ích cho hệ sinh thái

image016-2.jpg

Ví dụ: Một con sông cũng được xem là cơ sở hạ tầng cảnh quan, bởi nó có một hệ thống tích lũy tài nguyên màu mỡ của đất và mang lại lợi ích cho hệ sinh thái là hai bên bờ sông. Từ đó, nó cho phép sự phát triển, sinh sôi của động thực vật và đồng thời đảm bảo rằng có đủ thức ăn hoặc các loài có thể di cư. Nghĩa là, khi cảnh quan hoạt động như cơ sở hạ tầng, nó cho phép dòng chảy và trao đổi vật chất, năng lượng theo cách tự tạo của riêng nó: khả năng tự tổ chức mà các hệ thống phải thích nghi, thụ tinh và tồn tại.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Hilltop Gallery – Sự cộng hưởng của hiện đại và truyền thống | dEEP Architects
  • Công viên bến cảng số 55 tại New York | Heatherwick studio
  • Công viên nước Lily | Sân chơi không trọng lực
  • Công viên Tài Năng Thẩm Quyến | AUBE

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022