Gạch Tenji (Khối Tenji, khối xúc giác) đã trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ người khiếm thị – mang lại nguồn ánh sáng mới cho cộng đồng khiếm thị không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới.

01-3.jpg

Nguồn gốc ra đời gạch Tenji

02-2.jpgChân dung nhà phát minh Seiichi Miyake (1926 – 1982)

Ngày 18/3/1967, những viên gạch Tenji đầu tiên có mặt tại đất nước hoa anh đào, xuất hiện ở rất nhiều nơi công cộng như nhà ga, cửa hàng và các đường phố của Nhật Bản. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc liệu những viên gạch thô ráp, có nhiều lỗ tròn, gạch ngang dọc này có tác dụng gì và tại sao phải thiết kế khác màu so với những viên gạch còn lại.

Quay trở lại thời điểm trước đó 2 năm, Seiichi Miyake (1926 – 1982) chính là “cha đẻ” của những khối xúc giác giúp người khiếm thị có thể cảm nhận được lối đi cho mình, hỗ trợ việc đi lại. Xuất phát từ chính tình huống mà người bạn của mình gặp phải, khi thị giác đang dần suy yếu và có nguy cơ mù chỉ sau một năm, nhà phát minh Miyake đã thiết kế ra khối Tenji – một bước đổi mới, giúp người khiếm thị bước chân ra thế giới bên ngoài, như những nơi công cộng.

Cơ chế hoạt động

03.gifHình ảnh Google Doodle tôn vinh gạch Tenji – phát minh mang tính cách mạng của Miyake vào ngày 18/3/2019

Tương tự như cách cảm nhận chữ nối, gạch xúc giác giúp người khiếm thị có thể phân biệt được sự khác nhau, dấu hiệu của đường phố khi tham gia giao thông. Những dấu hiệu nổi đầu tiên trên mặt đường được Seiichi Miyake xây dựng bằng chính tài sản của mình. Sau khi được sự ủng hộ của một số Hội người khiếm thị thành phố, những viên gạch xúc giác dần được xuất hiện trên nhiều vỉa hè trong thành phố Okayama, thí điểm tại con đường cạnh trường học dành cho người mù.

Người khiếm thị nhận biết gạch Tenji ra sao?

04-2.jpgNgười khiếm thị sẽ dựa vào các dấu chấm tròn hoặc thanh ngang để nhận biết tín hiệu

Gạch Tenji nhanh chóng trở thành một cuộc cách mạng lớn đối với cộng đồng người khiếm thị và lan rộng ra các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí sang cả châu Âu như Đức (Frankfurt), Pháp (Paris), Bỉ (Brussels), Hà Lan (Amsterdam), Vương quốc Anh (London)…. Cũng nhờ tính ứng dụng của nó mà gạch Tenji trở thành một trong những công trình bắt buộc trong Tuyến đường sắt Quốc gia Nhật Bản.

Người khiếm thị có thể cảm nhận được khối xúc giác thông qua hai dạng chấm tròn và dạng thanh ngang. Dạng chấm tròn là dấu hiệu cảnh báo đoạn đường nguy hiểm, được đặt tại các lề đường, lối băng qua đường, hố ga… Trong khi đó, dạng thanh ngang là dấu hiệu về đoạn đường an toàn có thể tiếp tục di chuyển.

05-2.jpg

Chỉ với hai dấu hiệu đơn giản, người khiếm thị có thể tự tin và an toàn hơn khi tham gia giao thông với cây gậy hỗ trợ hoặc thông qua chính bước chân.

Nhà phát minh Miyake cũng đề xuất gắn thêm các tín hiệu còi âm thanh để không chỉ người khiếm thị mà những người khiếm thính cũng dễ dàng nhận biết.

Nhờ công trình mang tính ứng dụng cao này, Google Doodle đã lựa chọn ngày 18/3 và thiết kế hình ảnh vinh danh nhà phát minh người Nhật Bản đã tạo ra loại gạch xúc giác để giúp đỡ người khiếm thị tham gia giao thông an toàn.

Tổng hợp | Vũ Hương

(Theo Soha.vn, Ajc.com, Infonet)

XEM THÊM:

  • Lưu ý gì khi thiết kế kiến trúc dành cho người khiếm thính?
  • Rào cản trong tiếp cận công trình cho người Điếc và người Khiếm thính
  • Yêu cầu nào để thiết kế sàn cho người sử dụng xe lăn?

Tin 24H

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022