Cách phòng ngừa tốt nhất bệnh bạch hầu là tiêm chủng vắc xin. Tại Việt Nam, vắc xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi.

Theo BS. Vũ Thị Thuý Hà, BS Y học dự phòng, Trung tâm Tiêm chủng Hồng Ngọc, khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ miễn dịch phản ứng và sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn bạch hầu. Nếu người được tiêm vắc xin tiếp xúc với vi khuẩn bạch hầu sau đó, kháng thể sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giúp ngăn ngừa bệnh. Vắc xin bạch hầu có hiệu quả phòng bệnh đến hơn 90%.

"Tuy nhiên, với những đối tượng có sức đề kháng kém hay suy giảm miễn dịch thì vẫn có nguy cơ mắc bạch hầu khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo thời gian, hiệu quả miễn dịch phòng bệnh đối với vi khuẩn bạch hầu sẽ suy giảm, do đó khả năng mắc bệnh bạch hầu vẫn còn nếu không được tiêm nhắc lại", BS. Thúy Hà nhấn mạnh.

photo-1-17204956863522079013236.png

Bệnh nhân bạch hầu (Ảnh: Mechanisms of Pathogenicity)

Như vậy, vắc xin bạch hầu chỉ tạo được miễn dịch để bảo vệ cơ thể trong một giai đoạn nhất định (duy trì trong vòng 10 năm và giảm dần theo thời gian). Sau đó, hiệu quả miễn dịch phòng bệnh đối với vi khuẩn bạch hầu sẽ suy giảm dần, khả năng mắc bệnh bạch hầu vẫn còn nếu không được tiêm nhắc lại. Vì thế dù không nhớ đã tiêm vắc xin bạch hầu hay chưa, hoặc tiêm đã lâu thì cũng đều nên chủng ngừa lại.

Thời điểm thích hợp để tiêm nhắc lại:

- Đối với trẻ em: nên tiêm nhắc lại vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

- Đối với người lớn đã tiêm khi còn nhỏ: có thể tiêm nhắc lại ở độ tuổi 9-15 tuổi; người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ đang mang thai mỗi 10 năm/lần.

Đối với người chưa từng tiêm hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng có thể đi tiêm ngay được luôn bất kì độ tuổi nào, với 3 mũi cơ bản: Mũi 1: lần đầu tiên tiêm; Mũi 2: cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng; Mũi 3: cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng; Sau đó, có tiêm nhắc lại mỗi 10 năm/lần.

photo-1-17204969904131518889724.jpg

Người dân có thể tiêm vắc xin bạch hầu ở các trung tâm tiêm chủng. Sau khi tiêm vắc xin phòng bạch hầu có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như sốt, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm và thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể như sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, phát ban trên da, khó thở, tím tái, trẻ quấy khóc liên tục, bú kém, bỏ bú, li bì, hôn mê... cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng bạch hầu gần như không có, chỉ chống chỉ định nếu có phản ứng nặng với vắc xin cùng thành phần ở lần tiêm trước hoặc dị ứng với thành phần của vắc xin.

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu nếu không thể tiêm vắc xin:

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng khi hắt hơi hoặc ho; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

- Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

- Với những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Người dân sống trong vùng có nhiều người bị bệnh bạch hầu cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.

https://kenh14.vn/da-tiem-vac-xin-bach-hau-tu-nho-gio-co-can-tiem-nhac-lai-neu-mac-benh-co-bi-nhe-hon-20240709110656493.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022