Ông Lưu năm nay đã 84 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ở Giang Tô, Trung Quốc. Vợ ông không còn, chỉ có mình ông sống cô đơn trong ngôi nhà cũ.

Ông có hai người con, một trai một gái. Trong đó, anh con trai khá thành đạt, làm việc ở thành phố, sở hữu nhiều căn hộ. Anh vẫn là niềm tự hào của ông suốt nhiều năm nay. Vì con trai ông bận công việc nên một năm nhiều nhất anh chỉ về được hai lần, thường là một mình. Ông nói rằng con dâu bận công việc, không có thời gian về cùng ông, còn cháu gái ông thì cũng vậy.

Con gái của ông sống cách nhà 10 cây số. Từ ngày vợ ông qua đời vì căn bệnh tai biến mạch máu não, con gái thường xuyên ghé thăm, chăm lo cho ông từng bữa ăn giấc ngủ. Biết hoàn cảnh của cha, con gái nhiều lần ngỏ ý muốn đón ông về ở cùng, nhưng ông lão luôn từ chối. Ông sợ người đời dị nghị, chê cười con trai bất hiếu.

Mỗi lần về thăm cha, con gái ông đều mang theo những túi lớn nhỏ, từ dầu, muối đến quần áo, giày dép. Dù ông không có lương hưu nhưng được các con chu cấp nên vẫn đủ cơm ăn áo mặc.

Khi ông Lưu sức khỏe không còn tốt như trước, ông được con trai đón lên thành phố phụng dưỡng tuổi già. Trước khi đi, ông vui mừng thông báo với mọi người sẽ không trở về nữa. Ai cũng tấm tắc khen ngợi ông lão số hưởng, được an nhàn tuổi già bên con cháu.

f8d5fa6980ba49c3870c7b2e316a0748-1720777403398-17207774035731014205415-1720918598828-1720918599248818197547.jpeg

Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang, chưa đầy hai tháng sau, ông lão đã trở về trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Vẻ mặt thất thần, ông lão tâm sự: "Ở trên đó ngột ngạt lắm, cho tiền tôi cũng không lên nữa!"

Ông lão chia sẻ, cuộc sống nơi thành thị xa hoa nhưng quá nhiều khác biệt so với cuộc sống bình dị nơi làng quê. Ngay ngày đầu tiên, ông lão bàng hoàng nhận ra những bộ quần áo quen thuộc đã bị con trai vứt bỏ vì cho là cũ kỹ, không phù hợp với cuộc sống nơi phồn hoa.

Con trai mua cho ông những bộ đồ mới, nhưng chất liệu cứng cáp, kiểu dáng vừa người khiến ông cảm thấy không thoải mái. Ông không dám phàn nàn vì sợ con trai phiền lòng.

Mỗi lần đi ra ngoài, ông đều phải thay giày ở ngoài cửa, rồi đi chân trần vào nhà. Trong khi đó, các thành viên khác trong gia đình đều để giày dép ngay ngắn trong nhà. Điều này khiến ông lão cảm thấy mình như một người ngoài cuộc.

Sự khác biệt trong cách sinh hoạt cũng khiến ông lão gặp nhiều khó khăn. Ông không quen sử dụng máy giặt, bồn cầu hiện đại hay việc phải nhớ xả nước sau mỗi lần đi vệ sinh. Mùi từ nhà vệ sinh khiến con trai ông khó chịu, điều này khiến ông lão càng thêm ngại ngùng.

Sống trong căn hộ chung cư cao tầng, ông lão cũng không có không gian để đi dạo, trò chuyện cùng hàng xóm như ở quê. Nhà con trai ở tầng 30, ông không thể leo thang bộ xuống. Vì vậy, mỗi lần muốn ra ngoài, ông lại phải đợi thang máy, rất bất tiện.

Sau gần hai tháng ở thành phố, ông Lưu phát hiện mình không hợp với nơi này. Vì vậy, ông bàn bạc với con trai và con dâu rồi dọn về quê.

b2b9c1fa6dfc4bc6bd2cc3cd8f7d07f3-1720777407681-1720777408398800648766-1720918599752-17209185999122065819029.jpeg

Trở về sau gần hai tháng ngắn ngủi, ông lão như người mất hồn. Những tưởng con cái thành đạt, có cuộc sống sung túc sẽ là chỗ dựa vững chắc lúc về già, nào ngờ "tấc đất cắm dùi" của riêng mình mới là nơi bình yên nhất. Ông lão thầm nhủ, sau này có cho tiền cũng không lên thành phố nữa.

Hiện tại, ông vẫn sống một mình. Con gái sẽ về thăm ông vào những ngày cuối tuần, vì cô có công việc và gia đình riêng cần phải chăm sóc. Tương lai nếu không thể tự sinh hoạt, ông chưa dám chắc mình sẽ phải làm như thế nào.

Câu chuyện của ông lão họ Lưu là lời tâm sự đầy chua xót của những người già khi bước vào tuổi xế chiều. Người xưa vẫn nói "trẻ cậy cha, nhà cậy con", nhưng với ông Lưu, mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Liệu con cái có phải là chỗ dựa vững chắc nhất khi cha mẹ về già?

Theo Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022