Việc con người dần tụt lại phía sau khi tuổi già ập đến, không theo kịp nhịp sống hiện đại do sức khỏe suy giảm là điều hoàn toàn tự nhiên. Người cao tuổi nên hiểu rõ giới hạn của bản thân, chấp nhận thực tại và đừng cố cưỡng lại quy luật của tạo hóa. Họ vẫn có thể tận hưởng những năm tháng cuối đời một cách an yên và nhẹ nhõm.

Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra điều đó. Nhiều người dù không còn đủ khả năng nhưng vẫn muốn so bì, ganh đua với người khác.

Người già thông thái chọn cách sống lặng lẽ, an phận, tận hưởng niềm vui tuổi xế chiều theo cách riêng của mình.

Trái lại, người già thiếu suy nghĩ lại xem con cái như "con nợ", luôn đòi hỏi và gây phiền hà đủ điều, để rồi cuối cùng chỉ nhận lại sự xa lánh và coi thường từ thế hệ sau.

Khi quan sát những người lớn tuổi xung quanh, tôi nhận ra rằng: những ai sống khổ sở và bị con cái ruồng bỏ lúc về già thường mang trong mình bốn đặc điểm đáng buồn dưới đây.

Không hiếu thảo với cha mẹ, con cái sẽ học theo

Bố mẹ chồng của bà Trương vốn là những người hiền lành, sống có trách nhiệm và luôn hết lòng vì gia đình. Dù họ là người đóng góp nhiều nhất cho tổ ấm ấy, nhưng bà Trương lại tỏ ra vô ơn, thường xuyên lớn tiếng quát mắng và đối xử tệ bạc với họ. Dưới ảnh hưởng từ thái độ của mẹ, các con bà cũng dần hình thành lối sống thiếu tôn trọng người lớn tuổi.

Thời trẻ, bà Trương từng nghĩ mình khôn ngoan, nhưng đến khi già yếu, chính bà lại là người hứng chịu sự lạnh nhạt, vô tâm từ con cái — y hệt cách bà từng đối xử với cha mẹ chồng mình năm xưa.

1-1335.jpg Bố mẹ chồng của bà Trương vốn là những người hiền lành, sống có trách nhiệm và luôn hết lòng vì gia đình.

Nuông chiều con quá mức

Nhiều bậc cha mẹ, vì thương con, không bao giờ nỡ nặng lời hay dạy dỗ nghiêm khắc. Bà Trương cũng vậy, bà luôn chiều chuộng con vô điều kiện. Kết quả là những đứa con ấy lớn lên lười biếng, không chịu làm việc, chỉ biết sống dựa dẫm vào đồng tiền mà cha mẹ vất vả kiếm được.

Về già, thay vì được con phụng dưỡng, nhiều người như bà Trương lại phải gồng gánh cả gia đình. Đồng lương hưu ít ỏi không đủ sống, họ vẫn phải còng lưng làm lụng để nuôi con — ở cái tuổi lẽ ra đã được nghỉ ngơi.

Đặt gánh nặng lên vai con quá sớm

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cả đời mình đã hy sinh, vất vả nuôi con nên khi con cái trưởng thành, họ có quyền được "đòi lại". Có người còn yêu cầu con chu cấp mỗi tháng hàng chục triệu đồng, dù bản thân mới ngoài 50 tuổi và vẫn còn khả năng lao động, nhưng đã muốn nghỉ ngơi, trông chờ con chăm sóc.

Đúng là con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, khi con còn trẻ, mới lập gia đình, còn phải vật lộn với cuộc sống và tương lai phía trước, thì việc bị cha mẹ đòi hỏi quá sớm có thể khiến họ áp lực, căng thẳng, thậm chí làm rạn nứt hạnh phúc gia đình riêng.

2-1335.jpg Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cả đời mình đã hy sinh, vất vả nuôi con nên khi con cái trưởng thành, họ có quyền được "đòi lại".

Ích kỷ – chỉ nghĩ cho bản thân

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo. Mỗi người đều mang trong mình cả điểm tốt và điểm xấu. Một trong những thói xấu khiến con người dần cô lập và đánh mất các mối quan hệ chính là sự ích kỷ. Khi chỉ biết nghĩ cho bản thân, sống không quan tâm đến cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, kể cả người thân, thì sớm muộn gì cũng đẩy họ ra xa mình.

Người ích kỷ thường hay ghen ghét, đố kỵ, thậm chí không ngại hạ thấp người khác để nâng cao bản thân. Nếu không thay đổi được thói quen này, về già, họ sẽ thấy mình đơn độc và khó tìm được sự bình yên.

Tấm gương phản chiếu của cha mẹ

Phần lớn những người già sống khổ sở những năm cuối đời không phải vì con cái bất hiếu, mà vì chính cách sống và cách dạy dỗ của họ từ khi còn trẻ. Con cái là tấm gương phản chiếu hành vi của cha mẹ. Trẻ em khi sinh ra đều như một tờ giấy trắng, nhưng chính cách sống, lời nói và ứng xử của cha mẹ sẽ viết lên tờ giấy ấy.

Một đứa trẻ lớn lên thế nào phụ thuộc rất nhiều vào môi trường gia đình. Vì vậy, nếu mong muốn con cái sống tử tế, có trách nhiệm, cha mẹ cũng cần sống có đạo đức, bao dung và hiểu chuyện từ sớm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022