Giày cao gót là món phụ kiện không thể thiếu của nhiều phụ nữ, không chỉ trong những dịp đặc biệt mà cả trong đời sống hằng ngày, nhất là với các chị em công sở. Với ưu điểm tôn dáng, mang đến diện mạo tự tin, quyến rũ, đổi lại loại giày này khá "đỏng đảnh" buộc người đi phải nỗ lực gò ép đôi chân và cả thân người để vừa vặn với chúng. Dù thích giày cao gót đến đâu đi chăng nữa, bạn vẫn cần ghi nhớ những lưu ý sau:

1. Hạn chế đi giày trên 10cm, giày bít mũi

Theo BS. Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên Khoa Y học Cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: Khi đi giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn vào các đốt xương ngón chân và làm tăng sức ép cho khớp gối. Ngoài việc dồn máu xuống chân, gây đau nhức chân, nó còn tạo áp lực cho cột sống, lâu dần gây tổn thương lưng và bả vai của mình. 

3283594551854943841186196602414393874382096n-1677382068170785386452-17260624462512077023015-1726212743745-17262127438751005384730.png32969803117985779538611451980688386361256534n-1677382068193585848068-17260624721602029254929-1726212745054-1726212745101634182151.png

Mang giày cao gót trên 10cm có khả năng gây ra các bệnh về cột sống, giãn tĩnh mạch.

Theo bài viết được tham vấn y khoa từ BS. Wade Brackenbury của phòng khám ACC: Chuyên gia Trị liệu Thần kinh cột sống tại TP.HCM, cho biết phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót đặc biệt là giày bít mũi, không chỉ gây đau mà lâu dần còn khiến các ngón chân của bạn bị chai cứng, biến dạng.

110808gtvic02-1726063468463136358461-1726212747846-17262127479091370043982.png110808gtvic04-1726063473990412590317-1726212748675-17262127487471733418678.png

Chiến thần giày cao gót Victoria Beckham cũng từng gặp trái đắng vì phụ kiện yêu thích. Chân của cô biến dạng sau thời gian dài đi những đôi quá cao.

Do vậy, các chị em nên HẠN CHẾ đi các loại giày cao trên 10cm, tốt nhất bạn nên chọn giày từ 7cm trở xuống. Đồng thời các loại giày cao gót như như giày slingback, sandal có quai, gót vuông, hở mũi cũng là những kiểu dáng theo tôi là rất đáng để các chị em công sở ưu tiên chọn lựa. Thêm 1 lưu ý, những ai khi đã trót mắc bệnh đau thần kinh tọa càng không nên đi giày cao gót, dễ khiến cho bệnh tình của mình trở nặng hơn.

image-27-17260543382791758706793-1726212750401-1726212750553464913359.pngimage-26-1726054338307663848520-1726212751322-17262127514181414751192.png
929930info2020061811333918-1677382145486659683297-17260624903351669378142-1726212751962-17262127520431961598305.pngphoto2024-09-1120-23-52-17260619243201924920603-1726212753405-1726212753514174370997.jpga4-1706168227118357130842-1726061922073679008826-1726212754097-1726212754260626734309.png

Giày cao gót có quai cố định chắc chắn có chiều cao vừa phải sẽ giúp giảm áp lực cho đôi chân khi phải cố gắng giữ giày. Nếu muốn giảm bớt áp lực cho phần ngón chân, các loại giày hở ngón cũng là 1 lựa chọn bạn nên cân nhắc.

2. Chọn giày đúng cỡ hoặc rộng hơn để chèn đệm lót

Một lỗi sai mà các chị em thường mắc phải là chọn giày nhỏ hơn cỡ chân 1 chút để phòng việc giày sẽ giãn ra sau thời gian sử dụng. Nhưng việc này dễ khiến chân bị phồng rộp ở gót và mũi chân. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn giày cao gót lớn hơn 0.5 size bình thường để dễ dàng sử dụng kèm các loại đệm lót hỗ trợ chân. 

230aa55937de14701aa66e4d92d98ec00grande-1-17260579666261977811837-1726212754785-17262127548611945378818.png
image-24-17260579213141439672698-1726212755380-1726212755877200796248.pngsg-11134201-22100-0u442qjucxiv56-1726058162991577419629-1726212756582-17262127566421771103016.png

Trên thị trường hiện có nhiều loại đệm lót hỗ trợ người mang giày cao gót mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. 

3. Giúp chân thư giãn càng nhiều càng tốt

Nếu công việc đòi hỏi bạn nhất định phải sử dụng giày cao gót, hãy dành thời gian để bàn chân được thư giãn nhiều nhất có thể bằng cách hạn chế thời gian đi giày cao gót. Với các chị em công sở, khi đến chỗ làm tôi gợi ý bạn nên đổi sang 1 đôi dép bằng phẳng để bàn chân được nghỉ ngơi. Đồng thời, bạn cũng có thể áp dụng những bài tập massage chân, ngâm chân trong nước ấm để giảm bớt mệt mỏi sau 1 ngày dài đồng hành cùng đôi giày cao gót

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022