"Nếu bạn tiếp tục ăn như thế này, bệnh ung thư sẽ đến!", bác sĩ Hoàng Xuân, một chuyên gia hồi sức tại Đài Loan (Trung Quốc), cảnh báo. Ông cho rằng thói quen ăn uống kém lâu dài là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao ở một người. Ông cũng nêu tên các thói quen ăn uống như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều thịt đỏ, quá nhiều đồ ngọt, uống quá nhiều rượu, ăn uống thất thường hoặc ăn quá nhiều và không đủ chất xơ, có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng nhiều người vẫn mắc phải.

Ông nhắc nhở rằng với nhịp sống ngày càng nhanh và những thay đổi trong thói quen ăn uống, con người hiện đại đang ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống và ung thư là một trong số đó. Ông cũng phân tích 6 thói quen ăn uống phổ biến có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư nhưng thường bị bỏ qua.

Trước hết, bác sĩ Hoàng Xuân đề cập rằng việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng muối, đường và chất phụ gia nhân tạo cao. Tiêu thụ lâu dài có thể làm tăng tình trạng viêm và các gốc tự do, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Một phân tích toàn diện cho thấy tiêu thụ hơn 50 gam thịt chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.

Ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là một nguyên nhân. Bác sĩ Hoàng Xuân cho biết, tiêu thụ hơn 100 gam thịt đỏ mỗi ngày sẽ làm tăng 17% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các nitrit và hydrocacbon thơm đa vòng sinh ra trong quá trình nấu nướng đều có liên quan đến ung thư. Chất thứ nhất có thể chuyển hóa thành chất nitrosamine gây ung thư trong môi trường axit của dạ dày hoặc khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng đột biến tế bào ung thư; trong khi chất thứ hai là chất hóa học hình thành khi nướng, chiên thịt đỏ, có thể gây đột biến gen, thúc đẩy sự xuất hiện ung thư.

1-17341419027061758055471-1734150485262-17341504859611100592863.png

 

Bác sĩ Xuân tiếp tục nói rằng việc thiếu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ dẫn đến "không đủ chất xơ", có thể gây mất cân bằng hệ thực vật đường ruột, làm giảm chức năng bảo vệ đường ruột và làm tăng thêm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy ở nam giới, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhất mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng thấp hơn 23% so với những người tiêu thụ ít thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhất. Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ phát hiện ra rằng tiêu thụ 80 gam ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể làm giảm 17% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

2-17341419026951202916086-1734150486651-17341504867851569352781.png

 

Ăn quá nhiều đồ ngọt cũng là điều cấm kỵ. Chế độ ăn nhiều đường trong thời gian dài có thể gây béo phì và kháng insulin, đồng thời có liên quan đến việc xuất hiện ung thư vú và ung thư tuyến tụy.

Ngoài ra, bác sĩ Hoàng Xuân còn cho rằng, việc ăn uống không điều độ hoặc ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ông giải thích rằng ăn uống không điều độ có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, dẫn đến giảm độ nhạy insulin, suy giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và tăng tích trữ chất béo. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường mà còn có thể liên quan chặt chẽ đến nhiều bệnh ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy.

Về việc ăn quá nhiều, bác sĩ Hoàng Xuân cho rằng việc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến béo phì và rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy. Ăn quá nhiều không lành mạnh hoặc ăn quá nhanh cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Uống quá nhiều rượu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc 6 loại ung thư, bao gồm ung thư đầu cổ, ung thư gan và ung thư dạ dày, cũng như hơn 200 loại bệnh. Theo dữ liệu năm 2019, 5,4% ca ung thư ở Hoa Kỳ là do uống rượu trong khi các nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người nghiện rượu nặng ở tuổi trưởng thành sớm có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng trước 50 tuổi tăng 150%.

3-17341419026161191253631-1734150487367-1734150487603368261170.png

 

Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bác sĩ nhắc nhở rằng “chế độ ăn uống lành mạnh” vẫn là một trong những yếu tố quan trọng. Ông cho rằng điều quan trọng là tiêu thụ nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, tăng cường bổ sung chất béo lành mạnh, uống nhiều nước hơn, tăng lượng men vi sinh và thực phẩm lên men, chú ý đến thời gian và thói quen ăn uống đều đặn, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý, ăn ít thịt chế biến sẵn. Bạn có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và giảm nguy cơ ung thư bằng cách hạn chế thịt đỏ, đường và thực phẩm giàu calo, tránh uống quá nhiều rượu và giảm lượng đồ uống có đường và thực phẩm nhiều muối.

Nguồn và ảnh: ETToday

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022