GĐXH - Người đàn ông bị viêm tụy cấp có tiền sử uống rượu, viêm tụy cấp do tăng triglycerides 3 lần, trước đó được bác sĩ kê đơn thuốc hạ mỡ máu nhưng đã bỏ thuốc, không uống.
Bệnh nhân P.T.M (60 tuổi, trú Sóc Sơn, Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng mệt lả, chân tay bủn rủn, nôn mửa nhiều ngày không dứt, nôn ra dịch dạ dày, dịch mật. Tại Trung tâm Chống độc, bác sĩ chẩn đoán bà M. ngộ độc nước kiềm, nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ kali.
Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày, tá tràng, đại tràng, u tuyến giáp, tê bì tay chân… Nghe người làng truyền tai nhau về địa chỉ uống nước chữa bách bệnh gần nhà, bà vội tìm đến. Người phụ nữ này được hướng dẫn uống nước lấy từ máy lọc, pha thêm chút muối, không ăn gì. Ngày bà uống 5-6 lít nước, trong 10-15 ngày.
Sau 5 ngày áp dụng cách điều trị trên, bà M. không thể đứng vững và nôn liên tục, phải nhập viện.
Nữ bệnh nhân cấp cứu sau khi uống nước, nhịn ăn chữa bệnh. Ảnh BVCC.
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận chùm ca bệnh cũng dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là “nước kiềm” để chữa bệnh. 3 bệnh nhân này bị suy thận đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở BV Đa khoa Lai Châu, được giới thiệu nên tự ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống “nước” với cách thức không khác so với bệnh nhân M ở Sóc Sơn. Ngày uống 6 lít nước, nhịn ăn hoàn toàn trong 15 - 20 ngày. Các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2 - 3 ngày, bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay người khỏe mạnh nếu uống quá nhiều nước sẽ gặp nguy hiểm như phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong.
Uống nhiều nước kiềm còn làm thay đổi pH của máu, nhiễm kiềm chuyển hóa. Người bệnh bị rối loạn cảm giác, hôn mê, hạ kali máu dẫn tới loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân có dấu hiệu bệnh lý nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, không tùy tiện uống quá nhiều bất kỳ loại nước nào có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
GĐXH - Trước khi phát hiện ung thư gan, người đàn ông này có dấu hiệu đau tức âm ỉ hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, khi ho, gầy sút 5kg/tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt...
GĐXH - Hình ảnh camera nội soi ghi nhận, tại vị trí tá tràng của bệnh nhi có ổ loét rất lớn, máu đang phun thành tia.
GĐXH - Ít người biết rằng một số loại đồ uống như cà phê hay nước ngọt có ga nếu uống quá mức trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy. Người đàn ông ngoài 40 tuổi này là một ví dụ điển hình.