![ung-thu-o-tu-cung-1737507058460585738595-64-0-335-433-crop-1737507299654622893476.jpg](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2025/1/22/ung-thu-o-tu-cung-1737507058460585738595-64-0-335-433-crop-1737507299654622893476.jpg)
GĐXH - Ra khí hư bất thường, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám bất ngờ phát hiện ung thư cổ tử cung.
Ông Trần 63 tuổi (ở Trung Quốc) bật khóc khi nhận thông tin mình mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Ông đã sốc nặng vì trước lúc tới viện khám, ông chỉ nghĩ rằng mình bị viêm họng do trời lạnh.
Là giáo viên, ông luôn cho rằng những khó chịu ở cổ họng của mình liên quan tới đặc thù nghề nghiệp phải nói nhiều. Gần đây, những cơn đau này trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện cảm giác khó nuốt và sụt cân nhiều nên ông đến viện khám.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận ông bị ung thư dạ dày cuối giai đoạn 4. Tức là giai đoạn cuối khi khối u di căn nhiều nơi và tiên lượng xấu.
![ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi-1738982365880337648545.jpeg](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2025/2/8/ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi-1738982365880337648545.jpeg)
Ảnh minh họa
Nhận được thông tin, ông Trần sốc nặng. Lúc đầu, ông một mực không tin, cho rằng bệnh viện chẩn đoán nhầm. Nhưng sau khi điều tra bệnh sử, được biết ông Trần có thói quen ăn rất mặn. Ngoài ra, món khoái khẩu ngày nào cũng xuất hiện trên mâm cơm của ông đó là rau củ muối. Bác sĩ cho rằng, chính thói quen ăn uống này lâu ngày tích tụ có thể là nguồn căn gây bệnh ung thư dạ dày cho ông.
Vì sao ăn nhiều thực phẩm muối xổi, muối chua gây nguy cơ ung thư dạ dày?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong dưa muối, đặc biệt là dưa muối xổi có chứa nhiều nitrat và hàm lượng muối cao, đây là hai yếu tố gây hại cho dạ dày.
Các loại rau dùng để muối dưa khi trồng được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Khi muối dưa, nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit.
Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Như vậy, trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi chúng ta ăn vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá… để tạo thành hợp chất nitrosamine.
Khi ăn những thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cá muối, dưa muối, nước mắm có chứa nhiều nitrosamine có liên quan đến nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư vòm họng, ung thư dạ dày. Đáng chú ý, các loại dưa muối xổi được chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ cao hơn dưa muối nén truyền thống.
Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa.
Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này. Muối làm vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.
![ung-thu-da-day-1738982413018897275220.jpg](https://giadinh.mediacdn.vn/thumb_w/640/296230595582509056/2025/2/8/ung-thu-da-day-1738982413018897275220.jpg)
Ảnh minh ho
4 nguyên tắc ăn dưa muối an toàn, không lo bị ung thư
Trao đổi trên VNN, PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội) cho biết, nguyên tắc khi ăn dưa muối cần lưu ý:
Thứ nhất, tuyệt đối không ăn khi mới muối. Khi muối diễn ra quá trình biến đổi nitrat thành nitrit. Nitrat là chất tồn dư trong rau, củ do được bón phân urê hoặc do hút từ đất có nitrat cao. Trong vài ngày đầu khi mới muối (khoảng 2- 3 ngày), hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Nitrit vào trong cơ thể sẽ tác dụng với amin bậc hai sẽ tạo thành hợp chất nitrozamin có nguy cơ gây ung thư.
Thứ hai, không ăn dưa cải, cà muối lên váng mốc trắng, vàng, đen có thể chứa nấm aspergilus flavor, nấm này sinh ra aflatoxin là yếu tố gây ung thư gan. Tốt nhất chúng ta không nên ăn.
Thứ ba, các loại dưa cải, cà muối thường được muối mặn không phù hợp với những người bị tăng huyết áp, bị bệnh về thận. Người có bệnh này cần hạn chế. Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày, người khỏe mạnh chỉ ăn khoảng 5mg muối/ngày nên lượng dưa, cà muối tốt nhất chỉ 50 - 100g/ngày. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ nên hạn chế nhóm thực phẩm này.
Thứ tư, khi muối dưa cần chọn các thực phẩm đảm bảo an toàn. Quá trình muối nên dùng các dụng cụ bằng sành, sứ, không nên muối trong các thùng, hộp bằng nhựa. Việc sử dụng sản phẩm từ nhựa có thể thôi nhiễm các chất không tốt.
![tap-the-duc-ngua-ung-thu-17370812739801103124182-35-0-435-640-crop-17370813541831000465671.jpg](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2025/1/17/tap-the-duc-ngua-ung-thu-17370812739801103124182-35-0-435-640-crop-17370813541831000465671.jpg)
GĐXH - Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp cơ thể chuẩn bị chống lại ung thư bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên...
![ung-thu-thuc-quan-1-1737015242066810208242-83-0-883-1280-crop-1737015461001873140935.jpg](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2025/1/16/ung-thu-thuc-quan-1-1737015242066810208242-83-0-883-1280-crop-1737015461001873140935.jpg)
GĐXH - Bệnh nhân 54 tuổi ở Hà Nội dù không có triệu chứng tiêu hóa bất thường nhưng đi khám sức khỏe lại phát hiện ra bị ung thư thực quản.
![ung-thu-phoi-17363230694121526705597-0-0-489-782-crop-1736323159987692866003.png](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2025/1/8/ung-thu-phoi-17363230694121526705597-0-0-489-782-crop-1736323159987692866003.png)
GĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.