Việc tận dụng những loài hoa này trong chế biến món ăn và làm thuốc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hoa cau

Đặc tính: Là nụ hoa đực của cây cau, vị hơi ngọt, tính mát, chứa vitamin A, vitamin C và nhiều chất xơ.

Tác dụng: Bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày.

Cách dùng:

Trị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: Lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn.

Trị ho, tốt cho dạ dày, bổ tỳ: Lấy 4 lạng hoa cau, 2,5 lạng sườn, muối đủ dùng. Hoa cau cắt đoạn nhỏ, bỏ cuống, ngâm rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo.

Hoa chuối

Đặc tính: Thuộc họ thực vật một lá mầm, bao gồm các loài chuối và chuối lá.

Tác dụng: Chữa sa tử cung, đau tim, hồi hộp, mất ngủ, lợi sữa.

Cách dùng:

Chữa sa tử cung: Hoa chuối tiêu sao tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh, dùng nước sôi để chiêu thuốc.

Chữa đau tim, hồi hộp, mất ngủ: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ; tim lợn rửa sạch, bổ tư; đun trong 30 phút, bỏ bã hoa chuối, ăn tim lợn và uống nước.

anh21-12140185-1723190246345-17231902478131639945543.jpg

Hoa bưởi được kết hợp làm nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Hoa bưởi

Tác dụng: Trị ho, tiêu đờm, tiêu thực.

Cách dùng:

Trị ho, tiêu đờm, hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch, đun khoảng 10 phút, bỏ bã lấy nước, cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào, đun tiếp rồi ăn.

Hoa khế

Đặc tính: Thường sử dụng cây khế chua làm thuốc.

Tác dụng: Trị ho trẻ em, viêm phế quản cấp tính, chứng nóng lạnh bất thường.

Cách dùng:

Trị ho trẻ em: Hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Đun cách thủy, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống từ ít đến nhiều.

cach-lam-mon-bong-bi-xao-tep-bac-don-gian-2-12140282-1723190248502-1723190248617216826686.jpg

Bông bí đỏ giúp tăng cường thị lực.

Hoa bí đỏ

Đặc tính: Ít chất béo bão hòa, không chứa cholesterol, ít sodium, nhiều calcium, sắt, magnesium, potassium, phosphor, và nhiều vitamin.

Tác dụng: Phòng bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương, bảo vệ và tăng cường thị lực, chống thoái hóa điểm vàng.

Cách dùng:

Thanh nhiệt nhuận tràng: Bông bí có tính thu sáp nhẹ, cầm mồ hôi, cố tinh.

Trợ dương: Nhuyễn thể cuốn vào hoa bí, xào nấu.

Hoa đu đủ

Tác dụng: Viêm phế quản cấp, chữa ho do viêm họng, chữa ho kèm theo mất tiếng, ho gà.

Cách dùng: Viêm phế quản cấp: Hoa đu đủ đực phơi khô 20g, hấp với đường phèn 50g, ăn lúc còn ấm.

hoa-du-du-duc-2-12140230-1723190249303-1723190249453785113617.jpg

Hoa đu đủ có tác dụng chữa bệnh.

Hoa mít

Tác dụng: Tăng tiết sữa.

Cách dùng: Dùng cụm hoa đực hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.

Hoa mắc cỡ

Tác dụng: Giảm đau nhức khớp gối, đau bụng, chứng bạch đái.

Cách dùng: Phụ nữ bị chứng bạch đới, dùng lá và hoa mắc cỡ sắc thuốc uống trong 7 thang.

Lưu ý: Các bài thuốc cần có sự tư vấn, hướng dẫn của chuyên gia y tế trước khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khoẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022