Ngày 30/8, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết con giun còn sống, một đầu cắm sâu vào lòng đại tràng bệnh nhân, nếu không điều trị có thể gây xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày - tá tràng, suy kiệt. Êkíp bác sĩ can thiệp gắp giun móc, tẩy giun, bù điện giải cho người bệnh.

giun-moc1-5137-1725007034.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=isdyzFKUYcaqMElce9zSZg

Ảnh chụp CT con giun cắm vào đại tràng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ấu trùng giun móc có thể xâm nhập trong cơ thể người qua da, niêm mạc khi tiếp xúc với đất bẩn bị nhiễm ấu trùng giun, hoặc qua đường ăn uống. Chúng thường ký sinh tại tá tràng và bám vào niêm mạc ruột để hút khoảng 0,2-0,34 ml máu mỗi ngày. Giun đồng thời tiết ra chất chống đông máu làm vết thương tại chỗ chảy máu, ức chế cơ quan tạo máu sinh hồng cầu nên số lượng hồng cầu giảm dần và kích thước nhỏ hơn bình thường gây thiếu máu, viêm loét dạ dày, tá tràng.

Dấu hiệu nhiễm giun là da xanh, niêm mạc nhợt, đau bụng thượng vị, chán ăn, khó tiêu. Ấu trùng giun móc xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa, nhiều nốt màu đỏ và hết sau một đến hai ngày.

Để phòng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mang đồ bảo hộ lao động khi làm việc tiếp xúc với đất. Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn. Khám sức khỏe định kỳ hằng năm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý giun sán. Tẩy giun định kỳ hai lần một năm, mỗi lần cách nhau 4-6 tháng.

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022