Trả lời:
Nhiều người cho rằng uống rượu giúp cơ thể nóng hơn, hưng phấn, quên lạnh, đặc biệt nam giới thích uống trước quan hệ vì cảm giác phấn khích. Thực tế, rượu chỉ kích thích thần kinh, tạo cảm giác ấm nóng tạm thời, không làm tăng thân nhiệt. Lạm dụng rượu gây rối loạn cơ thể, mất kiểm soát và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Uống nhiều rượu có thể dẫn đến tăng huyết áp, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày, suy giảm khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản. Người béo phì, thừa cân, ít vận động, hút thuốc, hoặc có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ thuộc nhóm nguy cơ cao. Sau khi uống rượu, cơ thể dễ nhiễm lạnh, không nên hoạt động quá sức.
Chuyên gia khuyến cáo: nam giới không uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới 1 đơn vị cồn/ngày và không uống quá 5 ngày/tuần.
Cụ thể, một đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330 ml (bia tùy loại mà có chứa 1-12% cồn, thường ở vào khoảng 5%). Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0,05 - 1,2%. Một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).
Bạn tham khảo công thức tính thời gian hết nồng độ cồn trong cơ thể như sau:
Khi uống rượu, bạn nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện hoặc uống chung với nước trà đặc để giải rượu. Không nên ăn các loại kẹo, bánh mứt quá ngọt hoặc các loại thực phẩm cay nồng và hút thuốc trong khi uống rượu khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn...
Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích. Hạn chế uống rượu khi đói.
Trời lạnh, mọi người không nên ra ngoài trời lạnh ngay sau khi uống rượu để phòng cảm lạnh. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Bác sĩ Phan Chí ThànhKhoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương